Soạn mới giáo án Lịch sử 11 KNTT bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Soạn mới Giáo án lịch sử 11 KNTT bài Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

BÀI 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY

 (3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nêu được sử mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
  • Nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay và những thành tựu, ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.
  • Có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu lịch sử về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: nhận thức được sự mở rộng chủ nghĩa xã hội; giải thích được nguyên nhân sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô; nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay, về thành tựu, ý nghĩa của công cuộc mở cửa ở Trung Quốc.
  • Năng lực vận dụng kiến thức: thông qua việc vận dụng kiến thức đã học giải thích về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ý thức trân trọng giá trị, ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội và những thành quả của chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
  • Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử 11.
  • Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 11.
  • Tư liệu lịch sử: các hình ảnh, tư liệu về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích mong muốn được tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, định hướng nhiệm vụ cho HS trong học bài mới.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết về sự phát triển và thành tựu của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
  4. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về sự phát triển và thành tựu của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội được mở rộng ở Đông Âu, một số nước châu Á và khu vực Mỹ La-tinh, trở thành một hệ thống thế giới. Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa xã hội đã vượt qua những khó khăn, thách thức, tiến hành cải cách, đổi mới và tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của mình trong tiến trình lịch sử thế giới.

- GV yêu cầu HS vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết về sự phát triển và thành tựu của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp hiểu biết về sự phát triển và thành tựu của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được những nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

- Nêu được những nét chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) và khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba).

- Hiểu rõ về ý nghĩa của việc phát triển và mở rộng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1, khai thác thông tin trong bảng và mục 1a SGK tr.22, 23, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu học tập: Trình bày những nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 2, đọc mục Em có biết và thông tin trong mục để trả lời câu hỏi:

+ Nêu những nét chính về sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào).

+ Nêu những nét chính về sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba).

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở Đông Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.

- GV trình chiếu cho HS quan sát lược đồ Hình 1 SGK tr.22 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên một số nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai và chỉ trên lược đồ.

Hình 1. Lược đồ các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu

sau chiến tranh thế giới thứ hai

- GV tiếp tục dẫn dắt: Với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Liên Xô, sau khi hoàn thành cải cách dân chủ, các nước Đông Âu bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Liên Xô cùng các nước Đông Âu kí kết các hiệp ước hợp tác tương trợ về chính trị, kinh tế, xã hội.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin trong mục 1a, khai thác thông tin trong bảng SGK tr.22, 23 thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1Trình bày những nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Giai đoạn

Nét chính

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong Hình 1, bảng mục 1a SGK tr.22, 23 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS lên bảng chỉ trên lược đồ tên một số nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Hầu hết các nước Đông Nam Á đều phối hợp với Hồng quân Liên Xô tiêu diệt lực lượng phát xít, giành chính quyền và thành lập nhà nước dân chủ nhân dân: Ba Lan (1944), Ru-ma-ni (1944), Tiệp Khắc (1945), Nam Tư (1945), An-ba-ni (1945), Bu-ga-ri (1946), CHDC Đức (1949).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX theo Phiếu học tập.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Sau khi hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 1970, các nước Đông Âu tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên Xô và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

+ Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

a. Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

Đính kèm bên dưới hoạt động 1 kết quả Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Giai đoạn

Nét chính

Năm 1945

– năm 1949

Các nước Đông Âu hoàn thành thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

Năm 1949 – giữa những năm 70

- Là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.

- Các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc, phát triển nông nghiệp,… Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh

* Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1, đọc thông tin SGK tr.23 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi: Việc Trung Quốc, một đất nước với diện tích rất rộng và dân số lớn nhất thế giới đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội thể hiện điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 2, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS những nét chính về sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Việc Trung Quốc, một đất nước với diện tích rất rộng và dân số lớn nhất thế giới đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc các nước châu Á lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

* Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La-tinh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba).

- GV hướng dẫn HS khai thác mục Em có biết SGK tr.24, nhấn mạnh sự phát triển, mở rộng của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở khu vực Mỹ La-tinh , Cu-ba đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ để đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- GV kết luận chung:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới nối dài từ châu Âu sang châu Á và Mỹ La-tinh.

+ Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, đối trọng với chủ nghĩa tư bản.

+  Các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, phát triển, lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, ghi dấu ấn trong lịch sử thế giới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Tìm hiểu sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh

* Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Trung Hoa: Năm 1949, nước CHND Trung Hoa thành lập, lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Việt Nam:

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc được giải phóng, đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam (4/1975), thực hiện thống nhất đất nước (1976), cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Lào: 12/1975, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập, đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La-tinh

- Năm 1959: nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Từ năm 1961: Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu.

Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sự đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

- Vận dụng được kiến thức lịch sử vào thực tiễn cuộc sống, nhận thức đúng nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 3, Tư liệu, thông tin trong mục 2 SGK tr.24, 25 và trả lời câu hỏi: Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 3, Tư liệu, thông tin trong mục 2 SGK tr.24, 25 và trả lời câu hỏi: Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu, tìm từ khóa quan trọng: duy trì quá lâu những khiếm khuyết của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội; chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ; ở một số nước Đảng Cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, đọc thông tin trong mục 2 SGK tr.24, 25, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhóm nêu nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu hình ảnh, video và cung cấp thông tin cho HS:

+ Sự kiện Bức tường Béc-lin bị sụp đổ:

●       Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phần phía tây nước Đức do Mỹ, Pháp và Anh kiểm soát là Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức); khu vực do Liên Xô kiểm soát, là Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức). Đông Đức và Tây Đức, thành phố Béc-lin bị chia cắt.

●       8/1961, quân đội Cộng hoà Dân chủ Đức đóng cửa biên giới giữa Đông và Tây Béc-lin, xây dựng bức tường ngăn cách.

●       Sau khi Bức tường Béc-lin - biểu tượng của sự chia cắt Đông Đức và Tây Đức sụp đổ (1989), việc thống nhất nước Đức được thực hiện với sự sáp nhập Cộng hoà Dân chủ Đức vào Cộng hoà Liên bang Đức (1990).

https://www.youtube.com/watch?v=SoDZvKUlMNc

+ Thắng lợi của mô hình Xô viết đã trở thành tấm gương cho các nước xã hội chủ nghĩa học tập và noi theo. Tuy nhiên, sự vận dụng một cách máy móc mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô đã dẫn tới những hậu quả tiêu cực.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô

- Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu:

+ Mang tính chủ quan, duy ý chí.

+ Áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm.

+ Chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.

- Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ:

+  Các thành tựu không được áp dụng kịp thời vào sản xuất.

+ Năng suất lao động xã hội suy giảm.

+ Sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.

- Quá trình cải cách, cải tổ:

+ Gặp sai lầm về đường lối, cách thức tiến hành.

+ Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của

Liên Xô.

- Hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và bên ngoài: gia tăng tình trạng bất ổn, rối loạn.

-------------------Còn tiếp----------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 11 KNTT bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 11 kết nối mới, soạn giáo án lịch sử 11 kết nối bài Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, giáo án lịch sử 11 kết nối

Soạn giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay