Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh mắt hơn, đoán tên Quốc kì của các nước Đông Nam Á.
- GV lần lượt trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Quốc kì của các nước Đông Nam Á:
Hình 1 | Hình 2 | Hình 3 |
Hình 4 | Hình 5 | Hình 6 |
Hình 7 | Hình 8 | Hình 9 |
| ||
Hình 10 | Hình 11 |
|
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của hình ảnh Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án trò chơi:
+ Hình 1: In-đô-nê-xi-a.
+ Hình 2: Đông-ti-mo.
+ Hình 3: Cam-pu-chia.
+ Hình 4: Bru-nây.
+ Hình 5: Phi-lip-pin.
+ Hình 6: Mi-an-ma.
+ Hình 7: Ma-lai-xi-a.
+ Hình 8: Lào.
+ Hình 9: Xing-ga-po.
+ Hình 10: Việt Nam.
+ Hình 11: Thái Lan.
- GV kết luận: Quốc kì của các nước Đông Nam Á rất đa dạng và là biểu tượng cho nền độc lập dân tộc của mỗi quốc gia. Các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều trải qua hành trình đấu tranh lâu dài, gian khổ với nhiều hình thức khác nhau để đi đến độc lập dân tộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á
- Nêu được những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.
- Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2, thông tin trong mục 1a SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác mục Em có biết, thông tin trong mục 1b SGK tr.38, 39 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đông Nam Á hải đảo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2, thông tin trong mục 1a SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm. + In-đô-nê-xi-a: Cuộc khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô mở đầu cho phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược. Phong trào đấu tranh chống xâm lược lan rộng khắp các đảo, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. + Phi-lip-pin: Cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm 1521, lan rộng ra các đảo khác, kéo dài hơn 3 thế kỉ. Tháng 7/1878, thực dân Tây Ban Nha chiếm được toàn bộ các đảo. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á a. Đông Nam Á hải đảo - Ở In-đô-nê-xi-a: Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830). + Lực lượng hưởng ứng và tham gia: lãnh chúa, người dân trên đảo Gia-va, các đảo khác. + Kết quả: thất bại. + Ý nghĩa: gây tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân. + Tác động: phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - Ở Phi-lip-pin: Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô (1744 – 1829). + Lực lượng tham gia: 20 000 người dân tham gia. + Ý nghĩa: là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 – 1829); Đa-ga-hô trở thành biểu tượng tinh thần cho cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha ở Phi-lip-pin. + Tác động: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha lan rộng ra các đảo, kéo dài hơn 3 thế kỉ.
|
Nhiệm vụ 2: Đông Nam Á lục địa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, khai thác mục Em có biết, thông tin trong mục 1b SGK tr.38, 39 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa. - GV cung cấp thêm cho HS thông tin về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV cho HS quan sát thêm hình ảnh: Vua Nô-rô-đôm (Cam-pu-chia) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược Đông Nam Á lục địa. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Miến Điện: Thực dân Anh trải qua ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện. + Đông Dương: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược lan rộng với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của triều đình phong kiến, quan lại, hoàng thân,… → Làm chậm lại quá trình xâm lược của thực dân Pháp. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Đông Nam Á lục địa - Ở Miến Điện: phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước. → Thực dân Anh bị tổn hại nặng nề. - Ở bán đảo Đông Dương: từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ mạnh mẽ, từng bước lan rộng. - Ở Việt Nam: từ năm 1858, phong trào chiến đấu chống xâm lược lan rộng ra Nam Kỳ, Bắc Kỳ. - Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 -1892). |
Thông tin 1: Phong trào chống thực dân xâm lược ở Miến Điện Quân đội Miến Điện do tướng Ma-ha Ban-đu-la chỉ huy đã kiên cường chiến đấu, giáng cho quân Anh những đòn mạnh mẽ ở An-ca-ran và miền duyên hải phía Nam (1824). Suốt mùa hè năm 1825, quân Anh bị quân đội của Ban-đu-la tấn công liên tục. Do pháo kích của quân Anh, tướng Ban-đu-la hi sinh anh dùng trên trận địa. Ông đã trở thành người anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Anh ở Miến Điện. Thông tin 2: Phong trào chống thực dân xâm lược ở Cam-pu-chia Năm 1861, Hoàng thân Si-vô-tha phát động cuộc khởi nghĩa chống lại việc Triều đình phong kiến Nô-rô-đôm đầu hàng thực dân Pháp với sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và một bộ phận binh lính trong triều đình. Phong trào đấu tranh lan rộng, kéo dài 30 năm và trở thành lực cản chính đối với kế hoạch xâm lược Cam-pu-chia của thực dân Pháp. Thực dân Pháp và triều đình phong kiến không thể dẹp được cuộc nổi dậy cho đến khi Hoàng thân Si-vô-tha ốm nặng và từ trần năm 1891. Sau đó, phong trào tàn lụi dân. Hoàng thân Si-vô -tha là biểu tượng khởi đầu cho phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
- Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
- Nêu nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác sơ đồ Hình 3, thông tin mục 2 SGK tr.39.40, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1: + Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. + Từ đó, em có nhận xét gì? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh:
Hôn-xê Ri-đan (ngoài cùng bên trái) cùng các thanh niên cấp tiến Phi-lip-pin ở Tây Ban Nha (1890) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á Đính kèm kêt quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Hoạt động 2. | ||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập
- Nêu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á.
- Tóm tắt được những nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Ásau khi giành được độc lập.
- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Tư liệu 1, 2, đọc thông tin trong mục 3a và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác