Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
(2 tiết)
Học xong bài này, HS sẽ:
- Nêu được cách kết hợp các hình cơ bản tạo bức tranh phong cảnh đô thị.
- Vẽ được bức tranh thể hiện phong cảnh khu đô thị từ các hình cơ bản.
- Chỉ ra được sự hài hòa của nét, hình, màu, tương phản và điểm nhấn trong bài vẽ.
- Chia sẻ được cảm nhận về cuộc sống đô thị trong tranh.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
HĐ1. KHÁM PHÁ Khám phá hình ảnh khu đô thị a. Mục tiêu: HS nhận biết về ình khối, màu sắc và cảnh vật của một khu ở đô thị trước khi thực hiện bài vẽ. b. Cách thức thực hiện - GV cho HS quan sát hình minh họa SGK tr.70 và các hình ảnh GV chuẩn bị. HS trả lời câu hỏi: + Hình khối, nhịp điệu các ngôi nhà? + Màu sắc và cảnh vật quanh ngôi nhà? - GV nhận xét câu trả lời và đánh giá. - GV khuyến khích HS chia sẻ về hình các ngôi nhà và cảnh vật theo cảm nhận riêng. - GV nêu câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ, trả lời: + Các ngôi nhà có hình khối gì? + Hình khối của ngôi nhà nào to, ngôi nhà nào nhỏ? + Hình, khối nào tương phản với nhau? + Đặc điểm của ngôi nhà và cảnh vật trong khu đô thị như thế nào? + Màu sắc của các ngôi nhà và cảnh vật khác nhau ở điểm nào? + Các bộ phận của ngôi nhà thường có điểm gì giống nhau? + ...? - GV nhận xét và chốt lại: Những ngôi nhà và cảnh vật ở đô thị rất đa dạng, phong phú; các ngôi nhà và cảnh vật thường được kết hợp từ nhiều nét, hình, khối, màu sắc khác nhau tạo nên đặc điểm riêng của đô thị. HĐ2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Cách vẽ tranh về phong cảnh đô thị a. Mục tiêu: HS nhận biết các bước vẽ tranh phong cảnh đô thị. b. Cách thức thực hiện - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK tr.71 và chỉ ra các bước vẽ tranh phong cảnh đô thị từ các nét, hình, màu: + Bước 1: Vẽ phác các hình cơ bản tạo nhà và cây. + Bước 2: Vẽ các chi tiết thể hiện đặc điểm của khu nhà. + Bước 3: Vẽ thêm hoạt động của con người tạo điểm nhấn cho bức tranh. + Bước 4: Vẽ màu hoàn thiện sản phẩm. - GV hướng dẫn và nêu câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận để nhận biết các bước vẽ tranh về phong cảnh đô thị theo cảm nhận của mình: + Vẽ tranh về phong cảnh đô thị thường được bắt đầu với bước vẽ nào? + Nét, hình được vẽ ở những bước nào? + Có thể tạo điểm nhấn cho tranh phong cảnh đô thị bằng cách nào? + Màu sắc được thể hiện ở bước thứ mấy? - GV khuyến khích HS nhắc lại hoặc đọc nội dung trong SGK và ghi nhớ các bước vẽ tranh phong cảnh đô thị. -----------Còn tiếp -------- | - HS quan sát hình minh họa và trả lời câu hỏi: + Ngôi nhà có nhiều khối khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật và nhịp điệu không đều nhau: nhà cao, nhà thấp. + Màu sắc và cảnh vật quanh ngôi nhà rất đa dạng, phong phú: màu xanh của cây cối, sông hồ... - HS lắng nghe. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe và trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình minh họa các bước vẽ tranh phong cảnh đô thị. - HS lắng nghe câu hỏi và thảo luận. + Vẽ tranh về phong cảnh đô thị thường được bắt đầu với bước vẽ phác các hình cơ bản tạo nhà và cây. + Nét, hình được vẽ ở thứ 2 và thứ 3. + Tạo điểm nhấn cho tranh phong cảnh đô thị bằng cách vẽ thêm hoạt động của con người. + Màu sắc được thể hiện ở bước cuối cùng. - HS đọc nội dung và ghi nhớ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia sẻ những dự định vẽ tranh của mình. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS vẽ tranh khu đô thị theo ý thích. - HS tham khảo. - HS lắng nghe, lưu ý. - HS chia sẻ cảm nhận theo gợi ý của GV. -----------Còn tiếp -------- |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác