Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HĐ1. KHÁM PHÁ Tìm hiểu về hoạt động trong gia đình a. Mục tiêu: HS quan sát hình và chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống của gia đình. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS xem hình minh họa trong SGK – tr.34 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát hình trong SGK – tr.34 và cho biết: Hoạt động gì được thể hiện trong mỗi hình? Có những ai tham gia hoạt động đó? - GV tiếp tục nêu câu hỏi, khuyến khích HS kể thêm các hoạt động thường diễn ra trong gia đình mà em thích: + Em thường làm gì cùng gia đình? + Gia đình em thường có những hoạt động nào vào các buổi chiều? + Cuối tuần, gia đình em thường có những hoạt động gì? + Nếu được ra ngoài cùng gia đình thì em sẽ chọn đi đâu và làm gì? HĐ2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Cách vẽ tranh về hoạt động gia đình a. Mục tiêu: HS quan sát, thảo luận và chỉ ra cách vẽ tranh về hoạt động gia đình theo gợi ý. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK – tr.35 và trả lời câu hỏi để nhận biết các bước vẽ tranh theo gợi ý: + Theo em, có mấy bước vẽ tranh về hoạt động gia đình? + Khung cảnh xung quanh nên vẽ trước hay sau? Vì sao? - GV chốt ý: Có 3 bước để vẽ tranh về hoạt động trong gia đình: + Bước 1: Vẽ các nhân vật. + Bước 2: Vẽ cảnh vật phù hợp + Bước 3: Vẽ màu hoàn thiện bức tranh - GV thao tác mẫu các bước cho HS quan sát. - GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Hình dáng người, đồ vật kết hợp với màu sắc, chất liệu có thể mô tả được khung cảnh gia đình. HĐ3. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO Tạo sản phẩm mĩ thuật về hoạt động gia đình em a. Mục tiêu: HS nhớ lại một hoạt động của gia đình em ấn tượng để thực hiện bài vẽ theo ý thích. b. Cách thức thực hiện: - GV khuyến khích HS: + Nhắc lại các hoạt động trong gia đình em ấn tượng và sẽ thể hiện lại trong bài vẽ. + Tìm ý tưởng để thể hiện cho bài vẽ của mình. - GV đặt câu hỏi để HS tìm, chọn ý tưởng cho bài vẽ: + Em có kỉ niệm nào đáng nhớ trong các hoạt động cùng gia đình? + Em sẽ vẽ về hoạt động nào? + Hình ảnh nào là trọng tâm? + Các hình dáng nhân vật và đồ vật được sắp xếp như thế nào? + Em chọn nhiều màu nóng hay lạnh để sử dụng trong bài vẽ của mình? Vì sao? - GV khuyến khích HS tham khảo tranh minh họa để có ý tưởng sáng tạo riêng. - GV lưu ý với HS: Khi vẽ màu cần chú ý đến độ đậm, nhạt làm nổi bật hình ảnh chính cho bài vẽ. HĐ4. PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ Trưng bày sản phẩm và chia sẻ a. Mục tiêu: HS trưng bày và chia sẻ về màu đậm, nhạt và hình ảnh trọng tâm trong bài vẽ của mình, của bạn. b. Cách thực thực hiện: - GV hướng dẫn HS trưng bày các bài vẽ theo nhóm. - GV gợi ý để HS nêu cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn: + Em thích bài vẽ nào? Vì sao? + Hình ảnh chính trong bài vẽ đó là gì? + Màu đậm và màu nhạt ở những hình đó như thế nào? -----------Còn tiếp -------- | - HS trả lời: + Tranh 1: Gia đình đang đi dạo cùng nhau và có bố mẹ, con trai và con gái. + Tranh 2: Gia đình đang sum họp làm đèn ông sao và có ông bà, cháu trai, cháu giá. + Tranh 3: Gia đình đang ăn cơm cùng nhau và có bố mẹ, chị gái và em trai. + Tranh 4: Gia đình đang xem tivi với nhau và có ông bà, bố mẹ và bạn gái - HS trả lời: + Em thường đi công viên, xem tivi, đi chơi cùng gia đình. + Vào buổi chiều, gia đình em thường nấu cơm, dọn cơm cùng nhau, em sẽ phụ bố trồng cây, tưới cây. + Cuối tuần, gia đình em thường đi vườn bách thú để xem các con vật hoặc đi tham quan bảo tàng. + Nếu được ra ngoài cùng gia đình thì em sẽ chọn đi biển và vui chơi cùng gia đình. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Theo em, có 3 bước vẽ tranh về hoạt động gia đình: • Bước 1: Vẽ nhân vật. • Bước 2: Vẽ cảnh vật • Bước 3: Vẽ màu + Khung cảnh xung quanh nên vẽ sau vì chúng ta phải xác định được nhân vật chính/ nhân vật chủ đạo của bức tranh trước để làm cho bức tranh trở nên hài hòa và cân đối hơn. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS quan sát. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS lắng nghe. -----------Còn tiếp -------- |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác