Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS quan sát một số di sản tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Họa tiết trang trí của các di sản mĩ thuật thời trung đại có đặc điểm gì?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Họa tiết trang trí của các di sản mĩ thuật thời trung đại Việt Nam rất đa dạng, phong phú như: lá đề, rồng, phượng, hoa sẽ, hoa cúc,…trong đó, nổi bật là hình tượng rồng, được lưu lại dưới nhiều hình thức mĩ thuật (gốm, đá, gỗ,….) trong các công trình kiến trúc.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Di sản mĩ thuật trung đại Việt Nam rất đa dạng, phong phú, chia làm 2 dòng chính là mĩ thuật cung đình và mĩ thuật dân gian. Để nắm được một số đặc điểm về nghệ thuật tạo hình của mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại qua tìm hiểu di sản mĩ thuật, cũng như khai thác được giá trị tạo hình từ di sản mĩ thuật thời kì trung đại trong thực hành SPMT, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 15 – Di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại.
Hoạt động 1: Quan sát
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh minh họa về di sản mĩ thuật tượng đầu phượng, tượng hổ, tượng sư tử và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những đặc điểm về tạo hình con vật về + Hình dáng của con vật. + Đường nét trang trí. + Chất liệu thể hiện.
- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh di sản mĩ thuật Việt Nam ở nhóm đề tài liên quan đến tạo hình con vật: Ngói ống tạo hình con Rồng, men vàng, thời Lê sơ (thế kỷ XV) Ngói ống tạo hình con Rồng, men xanh, thời Lê sơ (thế kỉ XV) Ngói úp nóc gắn tượng uyên ương, thời Đinh – Tiền Lê (thế kỉ X)
Tượng rồng trên ấn Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bảo, thế kỉ XIX
Lá đề hình phượng bằng đất nung, thế kỉ XI-XIII
Tượng nghê thời Lê Trung Hưng, thế kỉ XVIII
Hình ngựa có cánh trên bình gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỉ XV
Tượng voi làm bằng đá cát của văn hóa Chăm-pa, thế kỉ X - GV hướng dẫn HS quan sát bốn di sản mĩ thuật Việt Nam ở nhóm đề tài liên quan đến tạo hình con người SGK tr.63 và trả lời câu hỏi: + Đối tượng thể hiện là ai? + Tạo hình nhân vật như thế nào? + Hình thức thể hiện là gì? - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh di sản mĩ thuật Việt Nam ở nhóm đề tài liên quan đến tạo hình con người:
Phù điêu tiên cưỡi hạc bằng gỗ thời Lê Trung Hưng, thế kỉ XVII-XVIII
Cặp tượng rắn đầu người làm bằng gốm men trắng, thời Nguyễn - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy giới thiệu một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại mà em yêu thích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu giá trị thẩm mĩ của một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại. - HS tìm hiểu một số đặc điểm mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi về di sản mĩ thuật thời kì trung đại ở Việt Nam. - GV mời HS giới thiệu một di sản Việt Nam thời kì trung đại mà em yêu thích. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: + Nhiều di sản như điêu khắc đình làng, tượng thờ trong điêu khắc truyền thống thể hiện sự kết hợp giữa hình, khối đơn giản, mộc mạc, tạo nên sự hài hòa về tổng thể. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát Tìm hiểu vẻ đẹp di sản mĩ thuật Việt Nam ở nhóm đề tài liên quan đến tạo hình con vật - Hình 1 – Tượng đầu phượng, đất nung thời Lý: + Thân uốn lượn nhiều khúc hình sin, mào lửa dài, mồm ngậm ngọc, đỉnh đầu có chữ S, vây lưng là những đao lửa nhỏ liền khít nhau. + Là biểu tượng của sức mạnh thần thánh, sáng tạo và sắp đặt. - Hình 2 – Tượng hổ, đá thời Trần: + Bố cục dứt khoát, được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chãi, là đặc trưng của điêu khắc thời Trần. + Tượng được tạo khối đơn giản nhưng vẫn toát lên sự sinh động, lột tả được vẻ dũng mãnh của vị chúa sơn lâm trong tư thế rất thư thái. + Được tạo hình với dáng điệu nằm xoài trên bệ. Thân hình hổ khá thon, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn. Đầu hổ hơi ngóc lên, mắt hướng về phía trước, đôi tai dỏng lên như đón nghe một tiếng động nào vọng từ nơi xa thẳm. Hàm răng hổ nhe ra, đổ lộ cặp nanh dài sắc nhọn. Chân hổ mang nét mềm mại đặc trưng của các con vật thuộc họ nhà mèo. Đuôi hổ được tạo hình bằng một khối kỷ hà vuông thành, sắc cạnh. Lưng hổ uốn cong uyển chuyển, gợi lên cảm giác về sự mềm mượt của bộ lông. - Hình 3 – Tượng sư tử, đá cát, văn hóa Chăm-pa: + Sư tử được tạc trong y phục với một chiếc Sampot mềm mại, đeo rất nhiều đồ trang sức và thường được trang trí ở các chân góc tháp, vì thế nó có kích thước rất lớn, đứng trong tư thế chống đỡ trông rất mạnh mẽ và tràn đầy sức lực với thân hình vạm vỡ, các cơ bắp căng tròn. + Đặc biệt, sư tử hay còn gọi là Simha được coi là biểu tượng của dòng dõi quý tộc, quân vương và tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh vương quyền của các vua Champa.
Tìm hiểu vẻ đẹp di sản mĩ thuật Việt Nam ở nhóm đề tài liên quan đến tạo hình từ con người - Đối tượng thể hiện: Phật bà Quan âm, các vị quan,…. - Tạo hình nhân vật: nhân vật cõi trần, nhân vật cõi tiên. - Hình thức thể hiện: gỗ, gốm, phù điêu gỗ.
Giới thiệu một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại mà em yêu thích: Gợi ý:
- Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long là hiện vật nguyên gốc, được tìm thấy tại Hố A20 Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu ( Ba Đình – Hà Nội) có niên đại thời Lý, thời Trần thế kỷ XI-XIII. - Lá đề chim phượng gồm 2 phần, thân và bệ. Thân lá đề có hình dáng giống hình lá cây Bồ đề, một loại cây mang tính biểu tượng của Phật giáo, ở hai mặt trang trí đôi chim phượng. - Bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng là hiện vật được tạo tác hoàn toàn thủ công, do vậy đó là sản phẩm đơn chiếc, độc bản, không có hiện vật nào hoàn toàn giống với hiện vật này. Đây là một tác phẩm mỹ thuật hài hòa, tinh mỹ thể hiện sự trau chuốt, tài hoa của các nghệ nhân thời Lý. - Hoa văn trang trí cũng rất tinh xảo, hoàn mỹ. Phần diềm lá đề là họa tiết cuồng lửa. Các cuồng lửa được tạo thành nhiều lớp, tia lửa kéo lên trên tạo cảm giác sống động. Phần độ dày ở diềm lá đề cũng được tạo theo nhịp điệu của ngọn lửa cộng với kỹ thuật khắc sâu nhiều lớp tạo nên hiệu ứng hình khối rất sống động. - Trung tâm lá đề được trang trí hình đôi chim phượng dâng ngọc báu trên nền văn sen dây lá. Hình ảnh đôi chim phượng được thể hiện ở tư thế nhún đẩy dâng ngọc báu, đầu ngẩng cao, thân hình mềm mại, thanh thoát. Kỹ thuật tạo tác hoa văn, tất cả các bộ phận, chi tiết đều được khắc chìm bằng tay với các đường nét tả thực vừa tỉ mỉ, rõ nét vừa sinh động, biến hóa. |
----------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác