Soạn mới giáo án Mĩ thuật 7 KNTT bài 9: Tìm hiểu nguồn sáng trong tranh (2 tiết)

Soạn mới Giáo án mĩ thuật 7 kết nối tri thức bài Tìm hiểu nguồn sáng trong tranh (2 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG

TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT (4 TIẾT)

BÀI 9: TÌM HIỂU NGUỒN SÁNG TRONG TRANH

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết và xác định được nguồn sáng trong tranh vẽ.
  • Hiểu được sắc độ trong tranh vẽ có yếu tố tác động từ nguồn sáng.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè.
  • Năng lực riêng:
  • Có kĩ năng thể hiện mẫu vẽ có nguồn sáng.
  • Biết cách thể hiện sắc độ đậm – nhạt, sáng – tối theo đúng nguồn sáng.
  1. Phẩm chất
  • HS nhận biết được nguồn sáng khác nhau trong tranh vẽ, từ đó có thêm hiểu biết về mối quan hệ giữa mĩ thuật và cuộc sống.
  • HS tìm hiểu được sự hứng thú, niềm yêu thích với môn học qua thưởng thức, thực hành một số SPMT liên quan đến bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Một số TPMT, video clip giới thiệu một số tranh của họa sĩ thể hiện rõ nguồn sáng và đối tượng cần chiếu sáng.
  • Một số video clip giới thiệu các bước thực hiện SPMT thể hiện rõ nguồn sáng trong tranh.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát bức tranh tĩnh vật và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hướng nguồn sáng chiếu vào mẫu vật.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát bức tranh tĩnh vật và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, ánh sáng chính chiếu vào vật mẫu từ đâu? Phía nào tối, phía nào sáng?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Ánh sáng chính chiếu vào vật mẫu từ phải qua trái.

+ Bên trên phía phải sáng, bên dưới phía trái tối.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hội họa là bộ môn nghệ thuật truyền thống lâu đời sử dụng ánh sáng, vừa là chủ thể vừa là công cụ để tạo nên những hiệu ứng nhất định khơi gợi cảm xúc. Ánh sáng quyết định màu sắc, bóng tối và cấu trúc vật thể. Vậy nên nó không chỉ giới hạn trong trường phái hiện thực, trừu tượng mà còn cần thiết trong mọi phong cách trong hội họa. Vẻ đẹp của ánh sáng được sử dụng như công cụ để xây dựng biểu tượng. Bằng cách chiếu sáng vào một yếu tố trong tranh như bàn tay, bông hoa hoặc vật dụng cũng đã tạo nên câu chuyện đằng sau đó. Để biết và xác định được nguồn sáng trong tranh vẽ, cũng như hiểu được sắc độ trong tranh vẽ có yếu tố tác động từ nguồn sáng, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Tìm hiểu nguồn sáng trong tranh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được nguồn sáng quan phân tích bức ảnh chụp lẵng quả; tìm hiểu về cách thể hiện ánh sáng trong một số TPMT, trong đó chú trọng đến yếu tố sắc độ; xác định được nguồn sáng khi xem một số TPMT thể hiện về điều này.
  2. Nội dung: HS tìm hiểu về nguồn sáng trong một số ảnh, TPMT trong SGK tr.38, 39; tìm hiểu về cách thể hiện yếu tố sắc độ trong tranh (phần được chiếu sáng và phần ở trong tối).
  3. Sản phẩm học tập: Kiến thức cơ bản của HS về vật/đối tượng được chiếu sáng trong tranh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, HS quan sát Hình 1 SGK tr.38 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định nguồn sáng chính chiếu vào mẫu vật từ hướng nào.

+ Nêu độ sáng nhất, độ tối nhất của đố vật khi nguồn sáng chiếu vào.

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS đóng cửa ra vào, chỉ mở cửa sổ và tắt đèn.

- GV bày một lọ hoa trên bàn và mời HS lên quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Phần nào của lọ hoa sáng nhất? Các chi tiết ở phần sáng trông như thế nào?

+ Phần nào của lọ hoa tối nhất? Các chi tiết ở phần tối trông như thế nào?

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh về nguồn sáng trong một số tác phẩm nghệ thuật SGK tr.39.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát 2 tác phẩm nghệ thuật và trả lời câu hỏi:

Trong bức tranh Đống cỏ khô trên tuyết, nguồn sáng đến từ trước hay sau đống cỏ khô? Hãy mô tả màu sắc thể hiện trong tranh.

+ Khu vực nào trong bức tranh Qua bản cũ tạo sự chú ý với người xem nhất? Đó là khu vực tối hay ngoài sáng

- GV cho HS quan sát thêm về nguồn sáng trong một số tác phẩm nghệ thuật khác:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The Calling of Saint Matthew – Caravaggo (1599-1600 )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Girl with a Pearl Earring, Jan Vermeer

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The Art of Painting – Vermeer (1666)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu về nguồn sáng trong một số ảnh, TPMT trong SGK tr.38, 39; hình ảnh GV cung cấp.

- HS tìm hiểu về cách thể hiện yếu tố sắc độ trong tranh (phần được chiếu sáng và phần ở trong tối).

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi về vật/đối tượng được chiếu sáng trong tranh.

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ Trong sáng tạo mĩ thuật, nguồn sáng quyết định màu sắc, bóng tối và cấu trúc vật thể.

+ Trong tranh phong cảnh, nguồn sáng ảnh hưởng trực tiếp đến không gian, hòa sắc, sắc độ, cảnh, vật,…

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát

Tìm hiểu về sánh trong bức ảnh

- Phân tích nguồn sáng trong bức ảnh trong SGK tr.38:

+ Nguồn sáng chiếu vào mẫu vật từ hướng bên phải.

+ Mặt của mẫu vật nhận được ánh sáng có độ sáng mạnh nhất. Mặt không nhận được ánh sáng và phần đổ bóng của đồ vật có độ tối nhất.

- Quan sát lọ hoa tại lớp:

+ Lọ hoa là vật được chiếu sáng, có nguồn sáng xác định từ phía cửa sổ.

+ Phần sáng nhất trên lọ hoa là phần được chiếu sáng, ở đó các chi tiết rõ ràng.

+ Phần tối nhất trên lọ hoa nằm phía sau phần được chiếu sáng, ở đó các chi tiết không rõ ràng.

 

 

Tìm hiểu về nguồn sáng trong một số tác phẩm nghệ thuật

- Bức tranh Đống cỏ khô trên tuyết

+ Nguồn sáng đến từ phía sau đống cỏ.

+ Bức tranh có màu trắng của tuyết, màu vàng của đống cỏ khô và màu xanh của những rặng núi phía xa. Hình ảnh được tái hiện một cách chân thực khi họa sĩ Clô-đơ Mô-nê phác họa rõ chiếc bóng của đống cỏ trên nền tuyết trắng.

- Bức tranh Qua bản cũ: Khu vực ngoài sáng tạo sự chú ý với người xem nhất. Những cử chỉ thân tình của người chiến sĩ với dân bản dưới lũy tre làng, dưới ánh trăng sáng thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người lính - người dân, gợi nhớ về một thời kì gian khổ đã qua.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

----------------------Còn tiếp----------------------

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 7 KNTT bài 9: Tìm hiểu nguồn sáng trong tranh (2 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 7 KNTT mới, soạn giáo án mĩ thuật 7 mới kết nối bài Tìm hiểu nguồn sáng trong tranh (2 tiết), giáo án soạn mới mĩ thuật 7 kết nối

Soạn mới giáo án mĩ thuật 7 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay