Soạn mới giáo án Mĩ thuật 7 KNTT bài 5: Yếu tố dân tộc trong tranh của một số họa sĩ ( 2 tiết)

Soạn mới Giáo án mĩ thuật 7 kết nối tri thức bài Yếu tố dân tộc trong tranh của một số họa sĩ ( 2 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: YẾU TỐ DÂN TỘC TRONG MĨ THUẬT (4 TIẾT)

BÀI 5: YÊU TỐ DÂN TỘC TRONG TRANH CỦA MỘT HỌA SĨ

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu biết về yếu tố dân tộc và vận dụng được giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật truyền thống vào thực hành, sáng tạo.
  • Phân biệt được một số chất liệu trong tác phẩm hội họa và đồ họa.
  • Khai thác được yếu tố dân tộc trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật ở mức độ đơn giản.
  • Có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy yếu tố dân tộc trong sáng tạo mĩ thuật.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè.
  • Năng lực riêng:
  • Quan sát và hình thành kĩ năng khai thác vốn văn hóa truyền thống trong sáng tạo SPMT.
  • Biết được yếu tố dân tộc được thể hiện trong tranh xoay quanh: đề tài, màu sắc, hình thức thể hiện.
  • Phân tích được yếu tố dân tộc trong TPMT/SPMT.
  1. Phẩm chất
  • Nhận biết được yếu tố dân tộc qua tranh vẽ.
  • Có ý thức tìm hiểu và yêu thích giá trị văn hóa của dân tộc qua TPMT, SPMT.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Một số hình ảnh, video clip giới thiệu một số tranh của họa sĩ để trình chiếu trên PPT cho HS quan sát.
  • Hình ảnh TPMT của một số họa sĩ trong nước có yếu tố dân tộc nổi bật để minh họa, phân tích trực quan với HS.
  • Một số video clip giới thiệu các bước thực hiện SPMT có yếu tố dân tộc theo các cách thức khác nhau: in, nặn, vẽ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát một số bức tranh của họa sĩ trong nước có sử dụng yếu tố dân tộc và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về đề tài thể hiện trong các tác phẩm có sử dụng yếu tố dân tộc.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh giới thiệu một số tranh họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có sử dụng yếu tố dân tộc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan sát tranh và cho biết đề tài mà các tác phẩm hướng đến là gì?

 

 

                    Chơi ô ăn quan                                Bữa cơm ngày mùa thắng lợi

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Đề tài mà các tác phẩm hướng đến: trò chơi ô ăn quan – một trò chơi dân gian nổi tiếng ở nước ta; cuộc sống lao động của người dân thời kháng chiến.

à Mang yếu tố dân tộc, diễn tả đậm nét hình ảnh con người, quê hương, đất nước một cách quen thuộc, mang đặc trưng ở mỗi thời kì lịch sử.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để nắm rõ hơn về yếu tố dân tộc, vận dụng được giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật truyền thống vào thực hành, sáng tạo, cũng như phân biệt được một số chất liệu trong tác phẩm hội họa và đồ họa, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Yếu tố dân tộc trong tranh của một số họa sĩ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết đến một số TPMT của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Vũ Giáng Hương,… ; biết được yếu tố dân tộc trên tranh vẽ (TPMT).
  2. Nội dung: HS tìm hiểu về yếu tố dân tộc quan một số TPMT của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Vũ Giáng Hương,… 
  3. Sản phẩm học tập: Kiến thức cơ bản, đơn giản của HS về yếu tố dân tộc trong TPMT của một số họa sĩ và tranh chất liệu khác nhau.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Quan sát Tranh 1 – Sau giờ trực chiến SGK tr.21 và một số TPMT khác của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, phân tích yếu tố dân tộc được thể hiện trong TPMT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 2: Quan sát Tranh 2 – Thiếu nữ trong vườn SGK tr.22 và một số TPMT khác của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, phân tích yếu tố dân tộc được thể hiện trong TPMT.

+ Nhóm 3: Quan sát Tranh 3 – Mẹ con SGK tr.22 và một số TPMT khác của họa sĩ Vũ Giáng Hương, phân tích yếu tố dân tộc được thể hiện trong TPMT.

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS: Các nhóm trình bày yếu tố dân tộc theo một số gợi ý:

+ Tên tác phẩm, họa sĩ.

+ Hòa sắc thể hiện trong tác phẩm.

+ Tạo hình trên tác phẩm.

GV cho HS quan sát thêm một TPMT có sử dụng yếu tố dân tộc:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vườn trẻ, tranh lụa

 

 

 

 

 

 

Lên đồng, tranh lụa

 

 

 

 

 

 

 

Lớp mẫu giáo, tranh lụa

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 1,2,3 SGK tr.21, 22, hình ảnh minh họa của GV, thảo luận theo nhóm và tìm hiểu về yếu tố dân tộc quan một số TPMT của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Vũ Giáng Hương,… 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi về về yếu tố dân tộc trong TPMT của một số họa sĩ và tranh chất liệu khác nhau.

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát

- Yếu tố dân tộc được thể hiện qua tác phẩm Sau giờ trực chiến của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh:

+ Tập trung khai thác vẻ đẹp trong sinh hoạt ở nông thôn.

+ Gam màu được sử dụng trong tranh trầm ấm với các màu chủ đạo là nâu vàng, nâu đỏ, xám,…

+ Tạo hình theo khuynh hướng hiện thực, tạo cảm giác gần gũi thân quen với mĩ cảm của dân tộc.

- Yếu tố dân tộc được thể hiện qua tác phẩm Thiếu nữ trong vườn của họa sĩ Nguyễn Gia Trí:

+ Trang phục áo dài truyền thống.

+ Khung cảnh thiên nhiên thân quen với đời sống thường ngày.

- Yếu tố dân tộc được thể hiện qua tác phẩm Mẹ con của họa sĩ Vũ Giáng Hương: Những chi tiết như chiếc áo, khăn, vật dụng gia đình,…đã thể hiện vẻ đẹp của cuộc sống đồng bào miền núi một cách chân thật.

 

 

----------------------Còn tiếp-----------------------

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 7 KNTT bài 5: Yếu tố dân tộc trong tranh của một số họa sĩ ( 2 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 7 KNTT mới, soạn giáo án mĩ thuật 7 mới kết nối bài Yếu tố dân tộc trong tranh của một số họa sĩ ( 2 tiết), giáo án soạn mới mĩ thuật 7 kết nối

Soạn mới giáo án mĩ thuật 7 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay