Soạn mới giáo án Mĩ thuật 8 cánh diều bài 7: Tìm hiểu nghệ thuật hiện đại Việt Nam

Soạn mới Giáo án mĩ thuật 8 cánh diều bài Tìm hiểu nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết và nêu được bối cảnh, đặc điểm và quá trình phát triển của nghệ thuật hiện đại Việt Nam qua một số loại hình mĩ thuật tạo hình hiện đại.
  • Thực hành sáng tạo được sản phẩm theo một loại hình mĩ thuật.
  • Phát huy và vận dụng được các giá trị của nghệ thuật hiện đại Việt Nam vào sáng tạo sản phẩm.
  • Chia sẻ được nhận thức thẩm mĩ về một số tác phẩm nghệ thuật hiện đại Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Thông qua các biểu hiện sau:

  • Sưu tầm tư liệu tranh, ảnh về nghệ thuật hiện đại Việt Nam.
  • Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
  • Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để tạo sản phẩm theo phong cách hội họa hiện đại Việt Nam; cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
  • Biết sử dụng vật liệu, dụng cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm.

Năng lực mĩ thuật:

  • Biết và nêu được bối cảnh, đặc điểm và quá trình phát triển của nghệ thuật hiện đại Việt Nam qua một số loại hình mĩ thuật tạo hình hiện đại.
  • Thực hành sáng tạo được sản phẩm theo một loại hình mĩ thuật.
  • Phát huy và vận dụng được các giá trị của nghệ thuật hiện đại Việt Nam vào sáng tạo sản phẩm.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức tham gia thảo luận, thực hành sản phẩm, vận dụng kiến thức, kĩ năng học vào học tập và đời sống hằng ngày.
  • Trách nhiệm: Biết trân trọng những giá trị di sản nghệ thuật của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 8.
  • Kế hoạch dạy học, giáo án điện tử, hình minh họa.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, vở thực hành Mĩ thuật 8.
  • Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam, giới thiệu bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Đoán tên tác giả, tác phẩm và hướng dẫn HS tham gia trò chơi.
  4. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi tích cực.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đoán tên tác giả, tác phẩm và nêu luật chơi: Chia lớp thành 2 đội; trình chiếu một số tác phẩm nghệ thuật hiện đại Việt Nam có đánh số thứ tự và yêu cầu trong vòng 1 phút, đội nào trả lời đúng và nhiều nhất tên tác giả, tác phẩm hơn sẽ giành chiến thắng.

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình ảnh và tích cực tham gia trò chơi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời các đội tham gia trò chơi và đoán tên tác giả, tác phẩm của mỗi hình:

+ Hình 1. Tác phẩm Giấc mộng ngày của Nguyễn Ngọc Điền.

+ Hình 2. Tác phẩm Em Thúy (1943), tác giả Trần Văn Cẩn.

+ Hình 3. Tác phẩm Bác Hồ guồng nước của Lê Sơn Hải.

+ Hình 4. Tác phẩm Nắng tháng năm (1975), tác giả Quách Phong.

+ Hình 5. Tác phẩm Bên chiến hào Vĩnh Linh (1970-1971), tác giả Đào Đức.

+ Hình 6. Tác phẩm Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1956), tác giả Nguyễn Sáng.

- GV mời nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học tập của HS.

- GV kết luận: Nghệ thuật hiện đại là phản ứng của thế giới sáng tạo đối với các thực tiễn và quan điểm của chủ nghĩa duy lý về cuộc sống và ý tưởng mới được cung cấp bởi những tiến bộ công nghệ của thời đại công nghiệp khiến xã hội đương đại thể hiện theo những cách mới so với trước đây. Các nghệ sĩ đã làm việc để đại diện cho kinh nghiệm của họ về sự mới mẻ của cuộc sống hiện đại theo những cách sáng tạo phù hợp hơn. Để tìm hiểu rõ thêm về nghệ thuật hội họa hiện đại ở Việt Nam, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay - Bài 7 – Tìm hiểu nghệ thuật hiện đại Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40 phút)

Hoạt động 1: Quan sát – Nhận thức (25 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm và quá trình phát triển của nghệ thuật hiện đại Việt Nam qua một số loại hình mĩ thuật tạo hình hiện đại.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh SHS tr.28-29 và thực hiện yêu cầu.

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin SHS và chia sẻ thêm về một số tác phẩm mĩ thuật hiện đại Việt Nam mà em biết.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm, quá trình phát triển của nghệ thuật hiện đại Việt Nam.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ HS quan sát bức tranh SHS tr.28-29 và cho biết:

+ Kể tên một số chất liệu hội họa của mĩ thuật hiện đại Việt Nam.

+ Kể tên một số họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng của Việt Nam mà em biết.

+ Nêu đặc điểm nghệ thuật hiện đại Việt Nam.

+ Tìm nét đặc trưng trong tranh của một họa sĩ mà em thích.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đặc điểm và quá trình phát triển nghệ thuật hiện đại Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 

1. Quan sát – Nhận thức

- Các giai đoạn của Mĩ thuật hiện đại Việt Nam:

+ Từ năm 1925 – 1945: du nhập phong cách nghệ thuật từ châu Âu vào nước ta.

+ Từ năm 1945 – 1975: Phong cách nghệ thuật hiện thực phát triển mạnh nhằm phục vụ kháng chiến.

+ Từ năm 1975 – 1995: Nghệ thuật hiện đại xuất hiện thêm nhiều phong cách sáng tác.

+ Từ năm 1995 đến nay: Nghệ thuật hậu hiện đại hoặc nghệ thuật đương đại.

- Các chất liệu được sử dụng: sơn dầu, sơn mài, lụa, màu nước, khắc gỗ,...

- Đặc điểm nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Các tác phẩm được sáng tác trong thời gian này thể hiện sự quan tâm của các nghệ sĩ trong việc tưởng tượng lại, diễn giải lại và thậm chí từ chối các giá trị thẩm mỹ truyền thống của các phong cách trước đó.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tượng Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ phủ (1946) của Tô Ngọc Vân; Chơi ô ăn quan (1931) của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh; Tam quan nội Văn Miếu (1939) của họa sĩ Văn Giáo;...

 

 

-----------------Còn tiếp----------------

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 8 cánh diều bài 7: Tìm hiểu nghệ thuật hiện đại Việt Nam

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 8 cánh diều mới, soạn giáo án mĩ thuật 8 cánh diều bài Tìm hiểu nghệ thuật hiện đại Việt Nam, giáo án mĩ thuật 8 cánh diều

Soạn mới giáo án mĩ thuật 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay