Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.1 và trả lời câu hỏi:
- GV lấy tinh thần xung phong trả lời của HS, nhận xét các ý kiến trả lời.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 4.1 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:
+ Hình 4.1b: người điều khiển xe mô tô chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm, người ngồi trên mô tô không đội mũ bảo hiểm.
+ Hình 4.1c: người lái đò chở quá số người quy định, người trên đò không mặc áo phao.
+ Hình 4.1a: giao thông đường hàng không.
+ Hình 4.1b: giao thông đường bộ.
+ Hình 4.1c: giao thông đường thủy nội địa.
+ Hình 4.1d: giao thông đường sắt.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hoạt động giao thông đường bộ là loại hình giao thông phổ biến và là loại hình giao thông HS thường xuyên tham gia hoạt động. Vậy để tìm hiểu xem có những hành vi nào là vi phạm giao thông, trách nhiệm của HS là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Hoạt động 1: Pháp luật về trật tự an toàn giao thông
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Pháp luật về trật tự an toàn giao thông là gì? Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông điều chỉnh các hoạt động giao thông trên các loại hình giao thông nào? - GV giải thích thêm: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành gồm rất nhiều loại, ví dụ như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Quy định, Quyết định,… Mỗi một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ của một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực về trật tự an toàn giao thông. - GV lấy ví dụ: + Luật Tố tụng hình sự quy định về trình tự điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; + Luật Giao thông đường bộ quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lí nhà nước về giao thông đường bộ. + Luật Giao thông đường bộ là văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông. + Luật Tố tụng hình sự là văn bản pháp luật trong lĩnh vực, không phải văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao thông nào? - GV kết luận lại để HS ghi bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK – tr.21 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông - Pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lí nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội. - Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông điều chỉnh các hoạt động giao thông trên các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. - Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao thông: đường sắt, đường bộ và đường hàng không |
-------------------------Còn tiếp----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác