Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV xác định vị trí tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, vật chất; phổ biến các quy định về kỉ luật, trật tự, vệ sinh; quy định các tín hiệu luyện tập.
- GV nêu tên bài, mục tiêu bài học, nội dung trọng tâm.
- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu tên và thực hiện một số động tác đội ngũ từng người mà em biết.
- GV lấy tinh thần xung phong trả lời của 1 – 2 HS thực hiện động tác.
- Sau khi HS thực hiện động tác xong, GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về động tác của bạn mình vừa thực hiện?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ổn định trật tự lớp và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS thực hiện và trả lời câu hỏi
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.
- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Đội ngũ từng người không có súng gồm các động tác: Nghiêm, nghỉ; quay tại chỗ; đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi; giậm chân, đổi chân, đứng lại; chào; chào, báo cáo cấp trên; tiến lùi, qua phải, qua trái; ngồi xuống; bỏ mũ, đội mũ, đặt mũ; chạy đều, quay trong khi chạy, đứng lại; quay trong khi đi; đi nghiên, đứng lại; đi đều chuyển thành đi nghiêm, chào và thôi chào. Để thực hiện động tác đẹp và thống nhất, các em phải nắm được kĩ thuật động tác, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Đội ngũ từng người không có súng.
Hoạt động 1: Động tác nghiêm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc trước thông tin mục 1 – SGK tr.48, quan sát Hình 9.1 và trả lời câu hỏi: + Động tác nghiêm có ý nghĩa như thế nào? + Khẩu lệnh của động tác là gì? + Nêu các bước thực hiện động tác. + Khi thực hiện động tác nghiêm, em cần chú ý điều gì? - GV yêu cầu HS thực hiện động tác theo khẩu lệnh, sau đó yêu cầu các bạn còn lại nhận xét: Em có nhận xét gì về động tác nghiêm của bạn? Bạn đã thực hiện đúng với yêu cầu hay chưa? - GV kết luận: + Tên động tác: Nghiêm. + Ý nghĩa: Rèn luyện cho người học có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại. Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. + Khẩu lệnh: NGHIÊM. + Các điểm cần chú ý: Người không động đậy, không lệch vai. Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui, nghiêm túc. - GV làm mẫu động tác theo ba bước: + Làm nhanh + Làm chậm phân tích. + Làm nhanh lần 2. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.48 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về động tác nghiêm. - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Động tác nghiêm - Ý nghĩa: + Rèn luyện cho người học có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại. + Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. - Khẩu lệnh: “NGHIÊM”. - Động tác: Khi dứt khẩu lệnh “NGHIÊM” + Hai gót chân đặt sát nhau nằm trên một đường thẳng. + Hai bàn chân mở rộng 45o tính từ mép trong hai bàn chân. + Hai đầu gối thẳng, sức năng toàn thân dồn đều về hai bàn chân, ngực nở, bụng hơi thót lại. + Hai vai thăng bằng. + Hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón trỏ, đầu ngón tay giữa đặt theo đường chỉ quần. + Đầu ngay, miệng ngậm, cằm hơi thu về sau, mắt nhìn thẳng. - Chú ý: + Người không động đậy, không lệch vai. + Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui, nghiêm túc.
|
-----------------------Còn tiếp--------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác