Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: THỰC HÀNH VỚI VÙNG CHỌN
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Sử dụng được công cụ tạo vùng chọn Paths.
- Lưu được tệp chỉnh sửa và xuất ra được tệp ảnh sản phẩm.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng:
- Sử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy tính phục vụ cuộc sống và học tập; có ý thức và biết cách khai thác môi trường số, biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu; bước đầu tạo ra được sản phẩm số phục vụ cuộc sống nhờ khai thác phần mềm ứng dụng.
- Biết lựa chọn và sử dụng các công cụ, các dịch vụ ICT thông dụng để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác một cách an toàn; giao lưu được trong xã hội số một cách văn hóa; có khả năng làm việc nhóm, hợp tác trong việc tạo ra, trình bày và giới thiệu sản phẩm số; nhận biết được sơ lược một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học.
- Phẩm chất
- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo.
- Củng cố tinh thần yêu nước và trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Tin học 8.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV kiểm tra củng cố kiến thức:
- Cho biết công cụ nào được sử dụng để tạo vùng chọn?
- Làm thế nào để lưu tệp chỉnh sửa và xuất ra được tệp ảnh sản phẩm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS giơ tay phát biểu ý kiến.
Gợi ý đáp án:
- Công cụ Paths.
- Lưu tệp ảnh bằng lệnh File\Save với kiểu tệp “xcf” để khi cần tiếp tục dùng GIMP chỉnh sửa ảnh.
- Xuất ảnh đã ghép bằng lệnh File\Export As, chọn vị trí lưu ảnh và đặt tên cho tệp ảnh, có đuôi “jpg”.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi lại các ý kiến của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để củng cố kiến thức đã học về cách tạo vùng chọn, cắt và ghép tạo ảnh sản phẩm, chúng ta sẽ cùng thực hành – Bài 3: Thực hành với vùng chọn.”
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Bài thực hành. Tạo bức ảnh cho Ngày hội đọc sách
- Sử dụng được công cụ tạo vùng chọn Paths.
- Lưu được tệp chỉnh sửa và xuất ra được tệp ảnh sản phẩm.
- Nội dung: HS hoạt động cặp đôi, thực hành nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: Bức ảnh Ngày hội đọc sách của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào một số bức ảnh có sẵn trong thư mục Bai3 (Hình 1), em hãy sử dụng GIMP tạo bức ảnh như ở Hình 2 để ủng hộ tinh thần Ngày hội đọc sách do nhà trường phát động. - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thực hành nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc SGK, thảo luận thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm báo cáo kết quả thực hành. - Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thực hành của HS, thái độ của HS. | Bài thực hành. Tạo bức ảnh cho Ngày hội đọc sách Sản phẩm dự kiến |
Soạn mới giáo án Tin học 8 cánh diều bài Chủ đề E3 Bài 3: Thực hành với vùng chọn