Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: TIN HỌC VÀ CÁC NGÀNH NGHỀ
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Em hãy nêu những ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS giơ tay phát biểu ý kiến: Công nghệ thông tin và truyền thông, nhà quản trị mạng…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các ý kiến của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày nay, sự phát triển của tin học đã hỗ trợ được hàng loạt các lĩnh vực nghề nghiệp một cách hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng công việc, đồng thời cũng tạo ra nhiều nghề nghiệp đa dạng về lĩnh vực này như quản trị mạng, phát triển phần mềm… Tuy nhiên, hầu hết các nghề nghiệp trong lĩnh vực thường có tỉ lệ nữ giới thấp hơn so với nam giới. Điều này có đúng hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Bài 2: Tin học và các ngành nghề.
Hoạt động 1: Ngành nghề và trình độ chuyên môn nghề nghiệp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu Danh mục thống kê các ngành đào tạo (https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=205986&classid=1&orggroupid=4) - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK và giải thích ý nghĩa của một số cụm từ: các ngành đào tạo, các ngành nghề đào tạo. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy cho biết tên các nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực vực tin học theo văn bản chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục 1 tr.108 và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả trả lời của HS. - GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Ngành nghề và trình độ chuyên môn nghề nghiệp - Ngành đào tạo là tập hợp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, được thống kê, phân loại theo quy định tại Thông tư Quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học (số 09/2022/TT-BGDĐT). - Các ngành nghề đào tạo thường được nói khi tuyển dụng lao động, bao gồm cả đào tạo nghề nghiệp. - Nhiều ngành, nhóm ngành đào tạo hướng đến các việc làm trong lĩnh vực tin học: Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kĩ thuật điện tử - viễn thông, Kĩ thuật điện tử - viễn thông. |
Hoạt động 2: Một số nghề thuộc lĩnh vực tin học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2 SGK, thảo luận và trình bày các nhiệm vụ sau: + So sánh việc làm một sản phẩm phần mềm với xây một tòa nhà. + So sánh việc vận hành hệ thống công nghệ thông tin của một cơ quan với một tòa nhà văn phòng. - Trên cơ sở đó, GV yêu cầu các nhóm HS kể ra các nghề trong Lĩnh vực phát triển phần mềm và vận hành hệ thống công nghệ thông tin. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục 2 và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 2. Một số nghề thuộc lĩnh vực tin học a) Một số nghề thuộc lĩnh vực phát triển phần mềm - Lĩnh vực phát triển phần mềm cần nguồn nhân lực thuộc các nghề như: Phân tích hệ thống, Lập trình máy tính,... - Các chức danh nghề nghiệp thường gặp của những người làm việc trong lĩnh vực này là: kiến trúc sư phần mềm, kĩ sư phần mềm, lập trình viên, kiểm thử viên… b) Một số nghề thuộc lĩnh vực vận hành hệ thống công nghệ thông tin - Lĩnh vực vận hành hệ thống công nghệ thông tin cần nguồn nhân lực thuộc các nghề như: Quản trị hệ thống, Quản trị mạng,... - Các chức danh nghề nghiệp thường gặp của những người làm việc trong lĩnh vực này là: quản lí công nghệ thông tin, kĩ sư an toàn thông tin, kĩ sư quản trị mạng, kĩ thuật viên… |
Hoạt động 3: Bình đẳng giới trong các ngành nghề tin học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác