Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (2 Tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi:
Hãy tìm hiểu chương trình ở Hình 1 và cho biết nếu gia đình em đi xem phim thì phải trả bao nhiêu tiền để mua vé?
Bảng 1 là giá xem phim trong thời gian khuyến mãi. Nếu đi xem phim vào các ngày trong tuần thì chương trình ở Hình 1 có tính đúng số tiền mua vé gia đình em phải trả không? Tại sao?
BẢNG GIÁ VÉ XEM PHIM | |
NGÀY TRONG TUẦN (Từ thứ Hai đến thứ Sáu) | 40000 đồng/ người |
CUỐI TUẦN (Từ thứ Bảy đến thứ Chủ nhật) | 60000 đồng/ người |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc yêu cầu, thảo luận trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện 1-2 HS báo cáo kết quả nhiệm vụ
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Đáp án: Theo chương trình ở Hình 1, nếu gia đình em đi xem phim thì phải trả 60000 x 4 = 240000 VND (với gia đình 4 người).
Nếu đi xem phim trong tuần thì phải trả 40000 x 4 = 160000 VND
→ Chương trình ở Hình 1 không tính đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh và thực hành một số chương trình đơn giản – Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh
- HS nêu và ghi được vào vở kiến thức cấu trúc rẽ nhánh, câu trả lời Hoạt động Làm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 - 6 nhóm HS, mỗi nhóm tìm hiểu về Cấu trúc rẽ nhánh - GV có thể đặt thêm các câu hỏi để các nhóm hiểu sâu nội dung mình tìm hiểu: + Nêu cách tính tiền mua vé theo giá vé ở Bảng 1 bằng cách sử dụng phát biểu “Nếu….thì….”, “Nếu … thì … không” + Khối lệnh rẽ nhánh dạng thiếu có những thành phần nào? hoạt động như thế nào? Khối lệnh này tương đương với phát biểu (hay cách nói) nào? + Khối lệnh rẽ nhánh dạng đủ có những thành phần nào hoạt động như thế nào? Khối lệnh này tương đương với phát biểu (hay cách nói) nào? + Khối lệnh ở Hình 2 trong SGK tương ứng với Phát biểu nào? khi chạy phần mềm khối lệnh này sẽ được thực hiện như thế nào? + Khối Lệch ở Hình 3 trong SGK tương ứng với phát biểu nào khi chạy phần mềm chương trình khối lệnh này sẽ thực hiện như thế nào? - GV cho HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập trong mục Hoạt động Làm SGK tr.85,86 1. Em hãy lắp ghép các câu lệnh Scratch ở cột B vào đúng vị trí trong khối lệnh ở cột A để tính tiền vé xem phim vào cuối tuần theo giá vé ở Bảng 1. 2. Em hãy lắp ghép các câu lệnh Scratch ở cột B vào đúng vị trí trong khối lệnh ở cột A để tính tiền vé xem phim vào cuối tuần theo giá vé ở Bảng 1.
- GV tổ chức để HS tự tóm tắt, chốt kiến thức như nội dung tại mục Ghi nhớ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.85, 86, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - HS hoàn thành bài tập trong mục Hoạt động Làm SGK tr.85, 86. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về: Đặc điểm của thông tin số. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Cấu trúc rẽ nhánh - Các ngôn ngữ lập trình luôn có cấu trúc rẽ nhánh để điều khiển máy tính thực hiện công việc khi điều kiện thoả mãn hoặc không thoả mãn. - Trong Scratch, có hai dạng cấu trúc rẽ nhánh: dạng thiếu, dạng đủ. Hoạt động Làm: Bài tập 1. Thứ tự đúng là: 1 - b, 2 - a. Bài tập 2. Thứ tự đúng là: 1- b, 2 - c, 3 - a. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Biểu thức
- HS nêu và ghi được vào vở các một số phép tính cơ bản trong Scratch, khái niệm biểu thức và sử dụng các phép toán để thực hiện biểu thức điều kiện trong Scratch, câu trả lời Hoạt động Làm tr 88.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: + Phát biểu cách tính tiền mua vé vào các ngày thứ hai đến thứ tư theo giá vé ở Bảng 4 trong SGK ở dạng nếu … thì… , trong đó có sử dụng phép toán so sánh (=), logic hoặc để tạo biểu thức điều kiện học. - GV yêu cầu HS tìm hiểu đoạn chương trình ở Hình 4 trong SGK để nhận thấy biểu thức điều kiện tương ứng trong Scratch - HS sử dụng phát biểu nếu thì để mô tả cách tính tiền mua vé vào các ngày còn lại trong tuần theo giá vé ở bảng 4 SGK - GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc cặp đôi, hoàn thành các bài tập trong mục Hoạt động Làm SGK tr.88: Em hãy sử dụng biểu thức logic viết các câu lệnh rẽ nhánh dạng Thiếu hoặc dạng đủ để tính tiền vé xem phim cho các ngày thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK mục 2 - SGK tr. 86, 87 và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành bài tập trong mục Hoạt động Làm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về biểu thức + Bài tập trong Hoạt động làm - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động mới. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. | 2. Biểu thức - Trong Scratch, có các phép toán số học và phép toán so sánh để thực hiện biểu thức logic. - Ví dụ, phép toán số học có thể được sử dụng để tính tiền vé xem phim và phép toán so sánh có thể được sử dụng để kiểm tra điều kiện trong khối lệnh rẽ nhánh. - Một số phép toán thông dụng trong Scratch ( bảng 3 SGK) - Biểu thức trong Scratch được sử dụng để tính toán các giá trị, gồm các toán hạng và các phép toán. - Trình tự thực hiện các phép toán trong Scratch tuân theo quy tắc trong Toán học. Hoạt động Làm: Biểu thức logic viết các câu lệnh rẽ nhánh dạng Thiếu để tính tiền vé xem phim cho các ngày thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật: |
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh phải là
Câu 2. <Điều kiện> trong câu lệnh rẽ nhánh là:
Câu 3. Trong Python, đối với cấu trúc if-else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2> được thực hiện khi:
Câu 4. Cấu trúc rẽ nhánh có mấy loại?
Câu 5. IF a>8 THEN b:=3 ELSE b:=5;
Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1. Đáp án C.
Câu 2. Đáp án B.
Câu 3. Đáp án A.
Câu 4. Đáp án B.
Câu 5. Đáp án D.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.88
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu:
Bài tập 1. Hình nào dưới đây là khối lệnh rẽ nhánh trong Scratch?
Bài tập 2. Em hãy ghép mỗi biểu thức Toán học ở cột bên trái với biểu thức tương ứng trong Scratch ở cột bên phải.
Bài tập 3. Ghép mỗi phát biểu nếu – thì ở cột bên trái với khối lệnh tương ứng trong Scratch ở cột bên phải.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
Bài tập 1.
B - Câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu.
C - câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ.
Bài tập 2. 1 - d, 2 - a, 3 - b, 4 - c.
Bài tập 3. 1 - c, 2 - a, 3 - d, 4 - b.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm để hoàn thành bài thực hành dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của GV:
Bài tập 1. Thực hành theo các yêu cầu dưới đây:
BẢNG GIÁ VÉ XEM PHIM | |
THỨ HAI, BA, TƯ | 40000 đồng/ người |
THỨ NĂM, SÁU | 50000 đồng/ người |
THỨ BẢY | 65000 đồng/ người |
CHỦ NHẬT | 75000 đồng/ người |
Bài tập 2.
Em hãy lập chương trình Scratch tính tiền cước taxi theo km như trong Bảng 5 với quãng đường S (km) được nhập từ bàn phím.
Bảng 5. Bảng cước phí taxi
Số km | Giá tiền |
≤ 0,5 km | 8000 đồng |
> 0,5 km và ≤ 30 km | 14500 đồng/km |
> 30 km | 11000 đồng/km |
Gợi ý:
- Nếu S ≤ 0,5 thì số tiền cần phải trả là 8000 (đồng).
- Nếu 0,5 < S ≤ 30 thì số tiền cần phải trả là 8000 + (S - 0,5) × 14500 (đồng).
- Nếu S > 30 thì số tiền phải trả là 8000 + 29,5 × 14500 + (S – 30) × 11000 (đồng).
Bài tập 3.
Tạo chương trình nhập từ bàn phím giá trị 2 số a, b; sau đó tính và in ra màn hình tổng và hiệu của 2 số đó.
Ví dụ, sau khi nhập a = 12, b = 23 chương trình đưa ra kết quả ra màn hình như ở Hình 5.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài thực hành.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả sản phẩm.
Gợi ý sản phẩm tham khảo
Bài tập 1.
Hình 1a. Chương trình Tiền vé tuần tự
----------------Còn tiếp---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác