Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Hiểu được ý nghĩa các phép tính nhân và phép tính chia.
- Biết đặt tính để nhân, chia hai số có nhiều chữ số.
- Biết tìm thương và số dư trong phép chia có dư.
Năng lực riêng:
- Sử dụng linh hoạt các kí hiệu của phép nhân ( a × b; a.b; ab) tùy hoàn cảnh cụ thể).
- Tìm được tích của hai thừa số; tìm được thương và số dư ( nếu có) của một phép chia.
- Vận dụng được các tính chất của phép nhân để tính nhanh, tính nhẩm một cách hợp lí.
- Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn.
Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
2 . HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Giúp HS hình thành nhu cầu các phép tính trong các tình huống thực tế
- Gợi tâm thế, tạo tò mò, hứng thú học tập cho HS.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu: “ Một thửa ruộng có dạng hình chữ nhật với chiều rộng là 150m và chiều dài là 250m. Người ta chia thửa ruộng đó thành 4 phần bằng nhau để gieo trồng những giống lúa khác nhau. Hỏi diện tích mỗi phần là bao nhiêu mét vuông?”
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sử dụng phép nhân, phép chia để giải quyết yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS nhắc lại công thức tính diện tích của hình chữ nhật, các bước để giải quyết bài toán.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu ra nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để giải được bài toán trên, cũng như hiểu rõ hơn về các tính chất của phép nhân, phép chia, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới.
Hoạt động 1: Phép nhân
- Nhận biết được thừa số, tích và biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân.
- Giúp HS nhớ, củng cố phép đặt tính nhân hai số có nhiều chữ số.
- Giúp HS trải nghiệm dẫn đến nhận biết các tính chất quen thuộc của phép nhân.
- Củng cố phép đặt tính nhân và kĩ năng tính nhẩm.
- Giải quyết được bài toán thực tiễn.
HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
------------- Còn tiếp --------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác