Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Thực hiện được phép nhân hai số nguyên khác dấu, nhân hai số nguyên cùng dấu, vận đụng được tính chất của phép nhân các số nguyên trong tính toán.
Năng lực riêng:
- Vận dụng được phép trừ các số nguyên để giải quyết một số bài toán thực tiễn.
Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, Hình ảnh hoặc clip, trục số để minh họa cho bài học được sinh động, máy tính cầm tay.
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo động cơ, kích thích sự tò mò cho HS.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu:
Ta đã biết 3 . 2 = 6. Phải chăng (-3). (-2) = -6??
+ GV hướng dẫn HS và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và tính ra kết quả phép tính.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài toán mở đầu thực hiện phép toán nhân số nguyên âm (-3) .(-2). Để biết cách tính kết quả chính xác của phép tính trên, tích của hai số nguyên âm là số thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài mới ngày hôm nay?” => Bài mới.
Hoạt động 1: Phép nhân hai số nguyên khác dấu
- HS nhớ lại định nghĩa phép nhân hai số tự nhiên.
- Tìm hiểu cách nhân hai số khác dấu bằng cách đưa về phép cộng.
- Hình thành và luyện kĩ năng nhân hai số trái dấu.
- Giải được bài toán mở đầu.
HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi hoàn thành Hoạt động 1: - GV cần làm rõ từng bước thực hiện với tích (–3). 4, từ đó có được ba bước thực hiện nhân hai số nguyên khác dấu. - GV dẫn dắt, giúp HS khái quát hóa được quy tắc nhana hai số nguyên khác dấu. - GV mời một vài HS đọc quy tắc và yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu trong khung kiến thức trọng tâm. - GV lưu ý cho HS nhận xét về kết quả của tích hai số nguyên khác dấu để có được phát hiện “Tích của hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm”. - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc hoàn thành VD1 nhằm củng cố các bước nhân hai số nguyên khác dấu. - GV HS luyện tập các bước nhân hai số nguyên khác dấu qua bài Luyện tập 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Hoạt động nhóm: Các nhóm treo bảng, đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. - Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại các tính chất của phép cộng. | I. Phép nhan hai số nguyên khác dấu Hoạt động 1: a) (- 3) . 4 = (- 3) + (- 3) + (- 3) + (- 3) = - 12 b) – (3 . 4) = - (12) Vậy (- 3) . 4 = – (3 . 4) Kết luận: Để nhân hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau: Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại. Bước 2: Tính tích của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1. Bước 3:Thêm dấu “-” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tích cần tìm. * Lưu ý: Tích của hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm. Luyện tập 1: a) (-7).5 = -(7.5) = -35 b) 11.(-13) = -(11.13) = 143 |
Hoạt động 2: Phép nhân hai số nguyên cùng dấu
---------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác