- Nhận biết được hình có trục đối xứng và trục đối xứng của một hình.
- Nhận biết được một số hình hình học (như hình tròn, hình thang cân,...) là hình có trục đối xứng và trục đối xứng của mỗi hình đó.
- Nhận biết một số vật thể trong thực tế cuộc sống có dạng hình có trục đối xứng như: bông tuyết; ngôi sao 5 cánh.
Năng lực riêng:
- Nhận biết được trục đối xứng của một hình trên giấy bằng cách gấp đôi tờ giấy
- Biết được cách gấp giấy để cắt chữ hoặc một số hình đơn giản có trục đối xứng.
Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, các hình ảnh hoặc clip (nếu có điều kiện) về những vật thể có cấu trúc dạng hình có trục đối xứng trong thực tế cuộc sống .
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, các ê ke bằng nhau, các mảnh bìa mỏng có dạng tam giác vuông với kích thước như nhau.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.
- HS hình dung được một cách sơ khai về dạng hình ảnh của một hình trong tự nhiên có trục đối xứng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu hình ảnh, video về các ứng dụng thực tế của các hình “ Khuê Văn Các”, “Tháp Eiffel” , “ Mặt hồ” và giới thiệu. ( GV có thể hỏi HS đây là hình gì và vạch đường kẻ dọc cho HS nhận xét nửa bên trái và nửa bên phải của hình; đối với mặt hồ thì nhận xét phía trên mặt hồ và bóng phía dưới nước).
- GV cho HS tìm các hình ảnh có trục đối xứng khác tương tự.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe, tiếp nhận và hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trao đổi, thảo luận và đưa ra nhận xét, câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, đặt vấn đề và dẫn dắt HS vào bài học mới: “Trong thiên nhiên và trong đời sống, chúng ta thường gặp rất nhiều hình ảnh đẹp. Các hình ảnh đều có sự cân đối, hài hòa. Chúng ta cùng tìm hiểu xem điều gì đã đem lại sự cân đối, hài hòa đó” => Bài mới.
-------------- Còn tiếp --------------