Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Biết và vận dụng được quy tắc làm tròn số nguyên.
- Biết và vận dụng dược quy tắc làm tròn số thập phân.
- Biết dựa vào quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả trong các phép tính.
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học.
Năng lực riêng:
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả của các phép tính trên số thập phân
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
1 - GV
- Giáo án, SGK, SGV
- Phiếu bài học cho HS;
- Bảng, bút viết cho các nhóm
2 - HS
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo bước đệm cho việc đưa ra khái niệm làm tròn số
- Giúp HS cảm nhận được lợi ích của việc làm tròn số
- GV yêu cầu HS đọc bài toán mở đầu, suy nghĩ thảo luận nhóm:
Bản tin của Tổng cục Du lịch ngày 30/9/2019 nêu như sau: “Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 12,9 triệu lượt khách”. Theo thống kê chi tiết, số lượt khách trong chín tháng đầu năm 2019 là 12 870 506.
Tại sao trong bản tin có thể dùng số 12,9 triệu thay thế cho số 12 870 506?
- GV gọi một vài HS phát biểu ý kiến.
- GV kết luận: Số 12,9 triệu là số làm tròn của số 12 870 506
=> Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 1: Làm tròn số nguyên
- HS hiểu được quy tắc làm tròn số nguyên
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS thực hiện quy tắc làm tròn số nguyên dương trong HĐ1 + GV vừa nói vừa thể hiện trên bảng, yêu cầu HS quan sát và làm vào vở - GV hướng dẫn HS cách dùng kí hiệu “≈” và cách đọc. - Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ quy tắc làm tròn số nguyên - GV hướng dẫn HS thực hiện VD1 và yêu cầu HS áp dụng thực hiện bài Luyện tập 1 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát GV thực hiện và ghi chép vào vở - HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hỗ trợ và hướng dẫn HS thực hiện bài luyện tập 1 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Gọi 1 HS đọc quy tắc làm tròn số nguyên nêu trong phần nhận xét. - Gọi 1 HS khác lên bảng thực hiện bài Luyện tập 1 - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh. - GV chốt kiến thức về quy tắc làm tròn số nguyên dương. | I. LÀM TRÒN SỐ NGUYÊN Để làm tròn một số nguyên (có nhiều chữ số) đến một hàng nào đó, ta làm như sau: Bước 1: Xác định chữ số hàng làm tròn Bước 2: Xác định chữ số đứng ở ngay sau hàng làm tròn và so sánh chữ số đó với 5 rồi thực hiện theo quy tắc: • Nếu chữ số đứng ngay bên phải hàng làm tròn nhỏ hơn 5 thì ta thay lần lượt các chữ số đứng bên phải hàng làm tròn bởi chữ số 0. • Nếu chữ số đứng ngay bên phải hàng làm tròn lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta thay lần lượt các chữ số đứng bên phải hàng làm tròn bởi chữ số 0 rồi cộng thêm 1 vào chữ số của hàng làm tròn. Luyện tập 1 a) 321 912 ≈ 32 000 b) - 25 167 914 ≈ 30 000 000 |
Hoạt động 2: Làm tròn số thập phân
---------------- Còn tiếp --------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác