Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Hệ thống được các nội dung đã học trong chương. Giải được một số bài tập tổng hợp và vận dụng có liên quan
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán năng lực giao tiếp toán học.
Năng lực riêng:
- Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
- Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song.
- Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm của đường thẳng.
- Nhận biết và vẽ được tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
- Đọc đúng tên góc, đỉnh, cạnh của góc.
- Đo được góc cho trước. So sánh được các góc.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
1 - GV
- Thiết bị dạy học: Thước kẻ, phấn màu.
- Học liệu: sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên.
2 - HS
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp. Sản phẩm sơ đồ tư duy theo tổ GV đã giao từ buổi học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV chỉ định đại diện nhóm trình bày (Theo thứ tự lần lượt từ Tổ 1 -> Tổ 4 hoặc thứ tự GV thấy hợp lý)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để đưa ra nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trao đổi, nhận xét và bổ sung nội dung cho các nhóm khác.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
-------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác