Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Tổng hợp, kết nối kiến thức của các bài học nhằm giúp HS ôn tập toàn bộ kiến thức của chương.
- Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học.
Năng lực riêng:
- Nâng cao kĩ năng giải toán.
- Gắn kết các kĩ năng bài học lại với nhau, giúp HS trong việc giải và trình bày giải toán.
- Luyện tập lại kĩ năng vẽ hình, tính toán về chu vi, diện tích các tứ giác gắn với bài tập thực tế.
- Củng cố kĩ năng tim trục đối xứng và tâm đối xứng của một số hình đơn giản.
Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
1 - GV: SGK, giáo án tài liệu, 5 bút dạ ( gốm 1 đỏ và 4 xanh hoặc đen)
2 - HS : SGK; đồ dùng học tập, giấy A1 theo tổ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 3 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy theo các yêu cầu với các nội dung như sau:
+ Nhóm 1: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều.
+ Nhóm 2: Tứ giác đặc biệt: Hình bình hành, Hình thang cân, Hình chữ nhật, Hình thoi.
+ Nhóm 3: Hình đối xứng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi hoàn thành thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình trên bảng và sau khi tất cả các nhóm kết thúc phần thảo luận của mình GV gọi bất kì HS nào trong nhóm đại diện trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 2, 5, 7, 8, 9 vào vở và lên bảng trình bày.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành các yêu cầu.
Kết quả:
Bài 2:
(1) Đoạn thẳng AB: Trục đối xứng là đường thẳng đi qua và vuông góc với trung điểm
(2) Tam giác đều ABC: Trục đối xứng là đường thẳng đi qua trọng tâm
(3) Hình tròn tâm O: Trục đối xứng là đường thẳng đi qua tâm O
(4) Hình thang cân ABCD ( có đáy lớn CD): Trục đối xứng là đường thẳng đi qua và vuông góc với trung điểm của hai cạnh đáy
(1) Đoạn thẳng AB: Tâm đối xứng là trung điểm của đoạn thẳng
(2) Tam giác đều ABC: Tâm đối xứng là trọng tâm của tam giác
(3) Hình tròn tâm O: Tâm đối xứng là điểm O
(5) Hình thoi ABCD: Tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo
Bài 5:
----------------- Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác