Hướng dẫn giải nhanh công nghệ cơ khí 11 cánh diều bài 24 Hệ thống truyền lực

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn công nghệ cơ khí 11 bộ sách cánh diều bài 24 Hệ thống truyền lực. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

KHỞI ĐỘNG

CH: Hệ thống truyền lực thuộc phân nào của ô tô?

Hướng dẫn trả lời:

Hệ thống truyền lực thuộc phần gầm của ô tô.

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Nhiệm vụ và phân loại

CH: Hệ thống truyền lực trên ô tô có nhiệm vụ gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nhiệm vụ: Truyền và biến đổi mômen từ động cơ tới bánh xe chủ động làm ô tô chuyển động, ngắt mômen trong khoảng thời gian nhất định khi dừng xe, đảo chiều mômen khi lùi xe.

CH: Hệ thống truyền lực gồm các bộ phận chính nào?

Hướng dẫn trả lời:

Cấu tạo gồm 4 bộ phận chính gồm : Bộ ly hợp, hộp số tự động hoặc số sàn, trục các đăng và bộ vi sai.

2. Cấu tạo

3. Nguyên lí làm việc

CH: Quan sát hình 24.1 và chỉ ra dòng điện truyền momen từ động cơ tới bánh xe chủ động.

Quan sát hình 24.1 và chỉ ra dòng điện truyền momen từ động cơ tới bánh xe chủ động.

Hướng dẫn trả lời:

Dòng truyền mômen từ động cơ tới bánh xe chủ động: từ động cơ → li hợp → hộp số → truyền lực các đăng → truyền lực chính, vi sai và các bán trục → bánh xe cầu sau.

II. LI HỢP

1. Nhiệm vụ và phân loại

2. Cấu tạo

CH: Trong hệ thống truyền lực, li hợp ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì?

Hướng dẫn trả lời:

Bộ ly hợp nằm trung gian giữa động cơ và hộp số. Nhờ có bộ ly hợp xe mới có thể chuyển số được, đảm bảo sự vận hành liên tục của xe.

CH: Quan sát hình 24.2. cho biết cấu tạo và nguyên lí làm việc của li hợp ở trạng thái đóng.

Quan sát hình 24.2. cho biết cấu tạo và nguyên lí làm việc của li hợp ở trạng thái đóng.

Hướng dẫn trả lời:

  • Cấu tạo li hợp:

    • Phần chủ động: bánh đà, vỏ li hợp, đĩa ép, lò xo ép.
    • Phần bị động: trục li hợp, đĩa ma sát
    • Phần điều khiển: các chi tiết liên kết từ bàn đạp, đòn dẫn động, càng mở, ô bi tì, đòn mở.
  • Nguyên lí làm việc của li hợp ở trạng thái đóng: Khi không tác động lên bàn đạp, lò xo ép đẩy đĩa ép và đĩa ma sát vào mặt đầu bánh đà → bánh đà, đĩa ma sát và đĩa ép tạo thành một khối cứng → Truyền mô men động cơ tới đĩa ma sát, qua khớp then hoa của đĩa ma sát → trục li hợp.

III. HỘP SỐ

1. Nhiệm vụ và phân loại

CH: Trong hệ thống truyền lực, hộp số nằm ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Nằm giữa li hợp và truyền lực các đăng

  • Nhiệm vụ: Thay đổi momen phù hợp với lực cản lên ô tô, đảo chiều của momen để xe có thể đi lùi, ngắt momen trong thời gian nhất định giữa li hợp và truyền lực các đăng khi khởi động, dừng xe....

CH: Kể tên một số loại hộp số được sử dụng trên ô tô.

Hướng dẫn trả lời:

Các loại hộp số được sử dụng trên ô tô: hộp số điều khiển bằng tay: hộp số điều khiển tự động....

2. Cấu tạo

CH: Quan sát hình 24.3b, hãy cho biết: Hộp số có mấy số tiến? Trình bày cấu tạo của hộp số?

Quan sát hình 24.3b, hãy cho biết: Hộp số có mấy số tiến? Trình bày cấu tạo của hộp số?

Hướng dẫn trả lời:

  • Cấu tạo của hộp số có cấp 4 số tiến.

  • Cấu tạo của hộp số: Trục chủ động, trục bị động, trục trung gian, trục số lùi, cụm cần số, các bộ đồng tốc

CH: Trình bày nguyên lí làm việc và chỉ rõ dòng truyền momen của hộp số ở số 1, số 4. Nêu vai trò của bánh răng (11) ở hình 24.3.

Hướng dẫn trả lời:

  • Các cặp bánh răng 4-5, 3-6, 2-7 và 1-8 luôn ăn khớp với nhau và có tỉ số truyền khác nhau. Các bánh răng (1), (2), (3) quay trơn trên trục (III) bánh răng (II) quay trơn trên trục (IV), bánh răng (4) chế tạo liên trục với trục (1): các bánh răng (5), (6), (7), (8) và (9) lắp khớp then hoa với trục (II), moay ơ của các bộ đồng tốc G1, G2 lắp khớp then hoa trục.

  • Bánh răng 11 giúp xe lùi.

IV. TRUYỀN LỰC CÁC ĐĂNG

1. Nhiệm vụ và phân loại

CH: Đối với hệ thống truyền lực động cơ đặt trước, cầu sau chủ động, truyền lực các đăng có nhiệm vụ gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nhiệm vụ truyền mô men từ hộp số đến truyền lực chính được gắn trên cầu xe.

CH: Quan sát hình 24.9, cho biết truyền lực các đăng gồm các bộ phận chính nào?

Quan sát hình 24.9, cho biết truyền lực các đăng gồm các bộ phận chính nào?

Hướng dẫn trả lời:

Truyền lực các đăng gồm các bộ phận chính: Mặt bích chủ động, khớp các đăng, hai nửa trục các đăng, mặt bích bị động

CH: Bộ phận nào giúp cho truyền lực các đăng có thể truyền được mômen khi có sự thay đổi khoảng cách giữa các khớp các đăng (2) và (5)?

Hướng dẫn trả lời:

Nhờ cấu tạo của khớp và hai nửa trục các đăng.

V. TRUYỀN LỰC CHÍNH, VI SAI VÀ BÁN TRỤC

1. Nhiệm vụ

2. Cấu tạo

CH: Truyền lực chính có nhiệm vụ gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nhiệm vụ: truyền mômen giữa 2 trục vuông góc với nhau (trục các đăng và bán trục), giảm số vòng quay và tăng mômen quay cho bán trục.

CH: Quan sát hình 24.10 và cho biết các bộ phận chính của bộ vi sai.

Quan sát hình 24.10 và cho biết các bộ phận chính của bộ vi sai.

Hướng dẫn trả lời:

Các bộ phận chính của bộ vi sai: Các bánh răng vi sai, bánh răng bán trục, trục vi sai, vỏ vi sai

CH: Khi ô tô quay sang trái, bộ truyền lực chính, vi sai làm việc như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Khi ô tô quay vòng trái, bán trục trái nối với bánh xe phía trong quay chậm hơn bán trục phải nối với bánh xe phía ngoài → các bánh răng vi sai vừa quay theo vỏ vi sai vừa quay trên trục vì sai. 

LUYỆN TẬP

CH: Hãy trình bày nhiệm vụ của các bộ phận chính trong hệ thống truyền lực.

Hướng dẫn trả lời:

  • Li hợp: truyền hoặc ngắt mômen từ động cơ đến hộp số trong vài trường hợp.

  • Hộp số: thay đổi mômen phù hợp với lực cản lên ô tô, ngắt mômen trong thời gian nhất định khi khởi động, dừng xe.

  • Truyền lực các đăng: truyền mômen từ hộp số đến cầu chủ động hoặc từ truyền lực chính đến bánh xe chủ động của cầu dẫn hướng chủ động.

  • Truyền lực chính: truyền mô men giữa hai trục vuông góc với nhau, giảm số vòng quay và tăng mômen quay cho bán trục.

  • Bộ vi sai: phân phối mômen cho hai bán trục của hai bánh xe chủ động.

  • Bán trục: truyền mômen từ bánh răng bán trục của vi sai đến từng bánh xe.

CH: Giải thích nguyên lí làm việc của li hợp ở trạng thái đóng và trạng thái mở.

Hướng dẫn trả lời:

Nguyên lí làm việc của li hợp ở trạng thái đóng và mở:

  • Trạng thái đóng: Khi không tác động lên bàn đạp, lò xo ép đẩy đĩa ép và đĩa ma sát vào mặt đầu bánh đà → bánh đà, đĩa ma sát và đĩa ép tạo thành một khối cứng → truyền mômen động cơ tới đĩa ma sát, qua khớp then hoa của đĩa ma sát → trục li hợp.

  • Trạng thái mở: Khi tác động lên bàn đạp, lực truyền qua đòn dẫn động li hợp và càng mở đẩy ổ bi dịch sang trái, ép vào đầu của đòn mở thắng được lực của lò xo ép kéo đĩa ép sang phải làm đĩa ma sát tách ra khỏi bánh đà ngắt dòng mô men từ bánh đà đến trục li hợp.

VẬN DỤNG

CH: Tìm hiểu từ các nguồn tài liệu như sách, báo, Internet về hệ thống truyền lực trên ô tô con có cầu trước chủ động.

Hướng dẫn trả lời:

Hệ thống truyền lực trên ô tô con có cầu trước chủ động.

  • Ưu điểm: hiệu suất truyền động cao, cấu tạo đơn giản, chi phí thấp, tiết kiệm nhiên liệu, không chiếm nhiều không gian gầm xe…, giúp bánh xe trước bám đường tốt hơn.

  • Nhược điểm: dễ dẫn đến hiện tượng “quăng đầu”, thiếu lái khi vào cua tốc độ cao, bánh xe sau dễ bị mất độ bám, khó thể kết hợp với động cơ dung tích lớn, góc đánh lái bị giới hạn. 

Tìm kiếm google: soạn công nghệ cơ khí 11, giải công nghệ cơ khí 11 cánh diều, soạn công nghệ cơ khí 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ cơ khí 11 Cánh diều mới

PHẦN I: CƠ KHÍ CHẾ TẠO

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHỦ ĐỀ 5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com