Soạn siêu ngắn Đạo đức 4 chân trời bài 10: Em quý trọng đồng tiền

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Đạo đức 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 10: Em quý trọng đồng tiền. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 10. EM QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN

KHỞI ĐỘNG 

Tham gia trò chơi Đi chợ và trả lời câu hỏi 

Trò chơi đi chợ

Câu hỏi: Qua trò chơi trên, theo em, tiền dùng để làm gì? 

Trả lời:

Thông qua trò chơi trên, em nhận thấy tiền dùng để mua sắm và chi tiêu những thứ mà mình cần có.

KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI 

Câu 1: Quan sát tranh và cho biết vai trò của tiền 

Câu hỏi: Kể thêm vai trò khác của tiền 

Trả lời:

- Thông qua bốn bức tranh, vai trò của tiền được thể hiện như sau: 

Bức tranh 1: Tiền được mẹ dùng để mua các hàng hóa cần thiết như lương thực và thực phẩm.

Bức tranh 2: Gia đình bạn nhỏ dùng tiền để mua vé xem phim 

Bức tranh 3: Tiền để chi trả sau khi đi khám bệnh 

Bức tranh 4: Tiền được dùng để đi quyên góp, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. 

- Các vai trò khác của tiền mà em biết là: đi du lịch, mua các thiết bị điện tử, đầu tư, kinh doanh, thanh toán hóa đơn, trả lương cho nhân viên,..... 

Câu 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN 

Ngày xưa, có một người nông dân rất siêng năng. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con:

-Con hãy đi tìm việc làm và mang tiền về đây!

Người mẹ sợ con vất vả nên đưa cho cậu một đồng tiền vàng và dặn:

– Hãy nói với cha đây là tiền tự tay con kiếm được!

Khi nhận đồng tiền từ con, người cha liền gạt phăng đi và nghiêm giọng:

– Đây không phải là tiền do con làm ra.

Đứa con trai vẫn bình thản, không nói gì và lẳng lặng đi ra.

Hôm sau, người mẹ nói với con rằng nên tự tìm một việc gì đó để làm kiếm tiền. Cậu vâng lời mẹ dặn. Sau một tuần vất vả làm thuê, cậu cũng kiếm được một đồng tiền vàng mang về. Hai tay cậu cầm đồng tiền đưa cho cha. Người cha lại gạt phăng, đồng tiền bị rơi xuống đất.

Thấy vậy, người con trai tỏ ra lo lắng, vội vàng tìm và nhặt đồng tiền lên một cách trân trọng. Lúc này, người cha cầm tay con trai nói:

– Giờ thì cha đã tin rằng đồng tiền này là do tự tay con kiếm được. Có làm lụng vất vả thì mới biết quý trọng đồng tiền.

Phỏng theo truyện cổ tích Chăm, Kể chuyện 5, NXB Giáo dục, 1984) 

Câu hỏi: 

- Người con đã làm gì trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất? Vì sao cậu lại có hành động khác nhau như vậy? 

- Theo em, vì sao phải quý trọng đồng tiền? 

Trả lời:

- Trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất, người con đã có các hành động khác nhau trong hai lần: lần 1, người con bình thản, không nói gì và lẳng lặng đi ra khi bị người cha gạt đồng tiền xuống đất. Lần 2 thì lo lắng, vội vàng tìm và nhặt đồng tiền lên một cách trân trọng. Lí do cậu hành động khác nhau như vậy là vì lần 1 những đồng tiền đó không phải tiền của cậu làm ra, lần 2 mới thực sự là tiền mà cậu vất vả làm ra nên cậu rất trân trọng đồng tiền của mình. 

- Theo em, chúng ta phải quý trọng đồng tiền vì con người cần tiền để thanh toán , chi trả cho tất cả những thứ thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như chỗ ở, thức ăn, quần áo, công việc, dịch vụ, học tập,…

Câu 3: Quan sát tranh, cho biết cách bảo quản và tiết kiệm tiền 

Hình 3

Câu hỏi: Kể thêm các cách bảo quản và tiết kiệm tiền 

Trả lời:

- Cách bảo quản và tiết kiệm tiền được thể hiện qua 4 bức tranh là: 

Bức tranh 1: Bạn nữ gấp tiền lại gọn gàng và đưa cho người lớn bảo quản hộ. 

Bức tranh 2: Bạn nữ tiết kiệm tiền bằng cách cho tiền vào heo tiết kiệm 

Bức tranh 3: Bạn nam tiết kiệm tiền khi biết tận dụng chai nhựa để làm đồ dùng học tập 

Bức tranh 4: Bạn nam đã giúp các em nhỏ tiết kiệm tiền bằng cách tặng sách cũ cho các em.

- Các cách bảo quản và tiết kiệm tiền khác mà em biết là: thu gom các đồ phế liệu để bán lấy tiền, hạn chế mua đồ không cần thiết, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng vật phẩm tái chế.... 

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Nhận xét các ý kiến sau:

  • Tiết kiệm tiền là keo kiệt. 
  • Chỉ những người nghèo mới cần bảo quản và tiết kiệm tiền. 
  • Chỉ cần bảo quản và tiết kiệm tiền của bản thân. 
  • Không cần phải bảo quản đồ dùng được cho, tặng. 
  • Chúng ta có thể sử dụng tiền để giúp đỡ người khác. 
  • Bảo quản tiền là quý trọng thành quả lao động. 

Trả lời:

Quan điểm của em về 6 ý kiến trên là:

  1. Ý kiến này chưa đúng vì ta tiết kiệm tiền để có một khoản tiền dự phòng những trường hợp cần thiết. 

  2. Ý kiến này chưa đúng vì dù bạn có mức thu nhập cao hay thấp, việc tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường tài chính an toàn. Điều này có ý nghĩa là bạn có thể đối phó với những chi phí phát sinh không mong muốn, như mất việc làm hoặc bị bệnh cần phải chữa trị.

  3. Ý kiến này chưa đúng vì cuộc sống không chỉ xoay quanh bản thân mình, mà còn có sự tương tác xã hội. Bảo quản và tiết kiệm tiền không chỉ hưởng lợi cho bản thân, mà còn có thể hỗ trợ và chia sẻ với người thân, bạn bè và cộng đồng.

  4. Ý kiến này chưa đúng vì đồ dùng được cho, tặng cũng là những món quà có ý nghĩa của những người đã ủng hộ và giúp đỡ chúng ta. Việc bảo quản đồ dùng là cách để biểu lộ sự trân trọng và tri ân của chúng ta dành cho những người đã cho, tặng. Nếu không bảo quản tốt, đồ dùng sẽ bị lãng quên, bỏ xó, và gây mất lòng tin của người tặng dành cho chúng ta.

  5. Ý kiến này đúng vì dụng tiền để giúp đỡ người khác là một cách biểu hiện lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm xã hội. Khi chúng ta giúp đỡ những người gặp khó khăn, chúng ta đang góp phần cải thiện cuộc sống của họ, giảm bớt nỗi đau khổ và tạo ra niềm hy vọng.

  1. Ý kiến này đúng vì khi kiếm được đồng tiền, chúng ta phải rất vất vả, cực nhọc mới có thể làm ra, vì thế khi chúng ta biết quý trọng, trân trọng đồng tiền cũng có nghĩa là ta biết quý trọng thành quả lao động.

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao? 

Trả lời:

Bức tranh 1: Em không đồng tình vì tiền vô cùng có giá trị, đó không phải đồ để trang trí. Hành vi trên là hành vi không đúng về bảo quản tài sản. 

Bức tranh 2: Em không đồng tình vì bạn nam trong ảnh đã không biết tiết kiệm tiền, tiêu sài hoang phí trong khi mẹ bạn không có đủ khả năng để chi trả những thứ mà bạn muốn mua.

Bức tranh 3: Em đồng tình vì bạn nữ đã biết tận dụng vở cũ chưa viết hết để làm giấy nháp, điều này vừa tiết kiệm được tiền khi không phải mua vở mới vừa không bị lãng phí vở cũ. 

Bức tranh 4: Em không đồng tình vì bạn nữ đã lãng phí đồ ăn, điều này cũng có nghĩa là bạn đang lãng phí đồng tiền để mua đồ ăn này.

Bức tranh 5: Em đồng tình với lời nhắc nhở của bạn nam với em gái vì khi chúng ta tắt đèn khi không dùng cũng có nghĩa là chúng ta đang tiết kiệm tiền.

Bức tranh 6: Em đồng tình với hành động của bạn nữ vì bạn đã biết bảo vệ tài sản công cộng, việc làm này thể hiện bạn đang tiết kiệm tiền cho nhà trường và xã hội.

Câu 3: Đưa ra lời khuyên trong các tình huống sau: 

Tình huống 1: Trong một buổi liên hoan của lớp, Tin thấy Bin lấy nhiều món nhưng không ăn hết và muốn bỏ thức ăn thừa.

Câu hỏi: Nếu là Tin, em sẽ khuyên Bin điều gì?

Tình huống 2: Cốm đang cùng Na gấp thuyền thì hết giấy thủ công. Cốm liền lấy một cuốn truyện tranh và nói với Na: "Mình xé vài trang để gấp thuyền tiếp nhé!"

Câu hỏi: Nếu là Na, em sẽ khuyên Cốm điều gì?

Tình huống 3: Xe đạp của Bin bị hỏng bánh. Bố sửa lại nhưng Bin không đồng ý mà muốn mua xe mới.

Câu hỏi: Nếu là bạn của Bin, em sẽ khuyên Bin điều gì?

Trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Tin, em sẽ nhắc nhở Bin là bạn ăn được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu không nên lấy quá nhiều và tham lam lấy hết phần ăn như vậy, chúng ta cần phải biết tiết kiệm thức ăn, làm như vậy mới thể hiện rằng bạn biết quý trọng đồng tiền và công sức của người lao động.

Tình huống 2: Nếu là Na, em sẽ khuyên Cốm không được làm như vậy vì giấy truyện đó không phải dùng để gấp máy bay, chúng ta cần tìm tờ giấy khác.

Tình huống 3: Nếu là bạn của Bin, em sẽ nhắc nhở bạn không nên yêu cầu quá đáng như vậy, bởi xe của bạn sửa vẫn còn sử dụng được, bạn không nhất thiết phải mua xe khác, chúng ta cần biết tiết kiệm tiền. 

Câu 4: Xử lí tình huống 

Tình huống 1: Na đang dùng hộp bút màu mẹ tặng, Vào dịp sinh nhật, Na được bạn tặng thêm một hộp bút màu mới rất đẹp.

Câu hỏi: Nếu là Na, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Sau Tết, Bin có một khoản tiền mừng tuổi. Bin định dùng số tiến này mua dụng cụ học tập. Tuy nhiên, khi đến siêu thị, thấy có nhiều đồ chơi hấp dẫn, Bin lại muốn đem hết số tiền đang có mua đồ chơi.

Câu hỏi:  Nếu là Bin, em sẽ làm gì? 

Trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Na, em sẽ cất một hộp màu được mẹ mới tặng, khi nào dùng hết hộp màu kia thì em sẽ dùng hộp màu mới, điều này sẽ giúp em tiết kiệm được tiền.

Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ cân nhắc xem mình thích đồ chơi nào nhất và chỉ món đồ chơi đó và số tiền còn lại em sẽ mua dụng cụ học tập như dự định ban đầu. 

VẬN DỤNG 

Câu 1: Chia sẻ với các bạn về những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền.

Trả lời:

Những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền là:

  • Thu gom đồ phế liệu để bán lấy tiền

  • Hạn chế mua những đồ không cần thiết…

  • Mỗi lần được người lớn cho tiền, em sẽ bỏ vào lợn tiết kiệm

  • Tắt điện khi không sử dụng

  • Dùng lại những quyển sách, quyển vở cũ vẫn còn dùng được

Câu 2: Lập và thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền phù hợp với điều kiện của bản thân.

Trả lời:

Thời gian thực hiện

Cách tiết kiệm tiền

Kết quả

Thứ Bảy

Thu gom đồ phế liệu để bán

10 000 đồng

Tháng 7

Dùng lại vở cũ vẫn còn sử dụng được

400.000 đồng

Câu 3: Nhắc nhở các bạn cùng thực hiện việc bảo quản và tiết kiệm tiền

Trả lời:

Để thực hiện việc bảo quản và tiết kiệm tiền, em sẽ nhắc nhở các bạn: 

  • Sử dụng điện theo nguyên tắc bốn đúng: đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu

  • Có tiền nhờ công sức

Và trí tuệ mà nên

Phải giữ gìn, tiết kiệm

Biết tiêu tiền thông minh.

  • Không lãng phí tiền của bố mẹ, không đua đòi những món đồ vô ích

  • ….

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa đạo đức 4 chân trời , giải sách đạo đức 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải đạo đức 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

CHỦ ĐỀ: THIẾT LẬP VÀ DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com