Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 10 cánh diều Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học ảo (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 10 bộ sách mới cánh diều Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học ảo (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 9: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC ẢO (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Sử dụng được phần mềm thực hành thí nghiệm hoá học ảo
  • Thực hiện được thí nghiệm hoá học ảo
  • Phân tích và lí giải được kết quả thí nghiệm ảo
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Thực hiện được các thí nghiệm ảo theo nội dung được cho trước từ GV.
  • Phân tích và lí giải được kết quả thí nghiệm ảo
  1. Phẩm chất
  • Biết phân tích, tổng hợp, cô đọng kiến thức khi tự thiết lập thí nghiệm từ việc chọn hoá chất, dụng cụ đến thiết kế thực hiện thí nghiệm và giải thích hiện tượng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, máy tính có cài đặt phần mềm vẽ cấu trúc phân tử (phần mềm ChemSketch).
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) ục tiêu:

- Kích thích trí tò mò của HS, gắn kết kiến thức, kĩ năng về công nghệ thông tin của HS.

- HS xác định nhiệm vụ bài học.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu video thí nghiệm ảo “Thí nghiệm lá vàng của Rutherford”

- GV đặt vấn đề: Để thiết kế được thí nghiệm ảo, chúng ta sử dụng những phần mềm nào và cách làm như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Giới thiệu về phần mềm thí nghiệm hoá học ảo
  3. a) Mục tiêu:

Nhận biết một số phần mềm được sử dụng để mô phỏng thí nghiệm hoá học

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức bài học, HS nhận biết tính năng và diện sử dụng của một số phần mềm như Yenka, PhET.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu: Hoá học là môn khoa học thực nghiệm. Do vậy, thực hành hoá học có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu hoá học. Thực hành hoá học ảo được thực hiện khi không có điều kiện làm thí nghiệm thực tế (có thể vì lí do thí nghiệm nguy hiểm, thiếu dụng cụ và hoá chất,..).

Hiện nay, có nhiều phần mềm thí nghiệm hoá học ảo, đa số là miễn phí. Mỗi phần mềm có những ưu nhược điểm khác nhau cả về nội dung và số lượng cũng như nội dung các bài thí nghiệm. Do vậy, có thể sử dụng nhiều phần mềm khác nhau trong thực hành hoá học ảo.

Tìm hiểu mục I SGK – tr57, kể tên một số phần mềm hoá học ảo miễn phí?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Một số phần mềm hoá học ảo miễn phí như:

+ PhET: Cho phép thực hành trực tuyến (kết nối internet) và ngoại tuyến (không cần kết nối internet).

+ Yenka (miễn phí có điều kiện): Cho phép thực hành trực tuyến.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. MỘT SỐ THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC ẢO

Hoạt động 1: Thí nghiệm lá vàng của Rutherford (Tán xạ hạt  của Rutherford)

  1. a) Mục tiêu:

- HS thực hiện thí nghiệm ảo trên nền tảng PhET.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, làm các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện các thí nghiệm hoá học ảo trên phần mềm PhET
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS truy cập phần mềm PhET:

+ Phiên bản tiếng Anh:

 https://phet.colorado.edu

+Phiên bản tiếng việt:

https://phet.colorado.edu/vi/

- GV lưu ý HS: Phiên bản tiếng Việt dịch đôi chỗ còn chưa hợp lí (chẳng hạn: dùng điện tử thay cho electron,…)

- GV cho HS tìm hiểu nội dung SGK trang 57, 58 rồi trả lời câu hỏi:

+ Sau khi truy cập vào link và chọn thí nghiệm, muốn làm thí nghiệm online hay offline thì thực hiện như thế nào? (nhấn chuột vào hình tam giác nếu muốn làm thí nghiệm online; bấm nút  để lưu giữ file (rutherford-scattering_vi.html) nếu muốn làm thí nghiệm offline.

+ Thí nghiệm ảo này được thực hiện với những nguyên tố nào? (Thí nghiệm không những thực hiện với vàng mà còn có thể mở rộng với bất cứ nguyên tố nào có 20  Z  100, với số khối khác nhau, cũng như ở các mức năng lượng của hạt alpha khác nhau).

- GV đặt câu hỏi: Khi thực hiện thí nghiệm với mô hình Rutherford:

+ Muốn quan sát ở cấp độ nguyên tử thì chọn gì?

+ Muốn quan sát ở cấp độ hạt nhân thì chọn gì?

+ Hình ảnh phóng to của tấm lá vàng ở đâu?

+ Nguồn phát là gì?

+ Bấm nút gì để bắt đầu làm thí nghiệm?

+ Muốn thay đổi năng lượng của hạt alpha thì thực hiện như thế nào?

- HS suy nghĩ trả lời: Câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5

1. Thực nghiệm quan sát chùm hạt alpha sau khi đi qua lá vàng: Có những thay đổi quỹ đạo ban đầu (vẫn đi thẳng), có những hạt thay đổi quỹ đạo (bị lệch hướng hoặc quay ngược trở lại). Từ kết quả thí nghiệm ảo, hãy cho biết mô hình nguyên tử theo Rutherford hay mô hình bánh pudding có kết quả phù hợp với thực nghiệm. Lí giải vì sao mô hình đó lại phù hợp với thực nghiệm.

2. Khi tăng năng lượng hạt alpha, hiện tượng quan sát thấy là gì? Năng lượng tăng lên thêm đó gọi là động năng hay thế năng? Hạt alpha có năng lượng cao hơn có làm thay đổi bản chất thí nghiệm hay không?

3. Đối với vàng, nếu tăng số hạt neutron ở hạt nhân thì hiện tượng quan sát được thay đổi ra sao?

4*. Vì sao khi quan sát ở cấp độ hạt nhân, trong khung hình quan sát thấy hầu như tất cả các hạt alpha đều bị lệch quỹ đạo ban đầu. Trái lại ở cấp độ nguyên tử, trong khung hình chỉ thấy số ít hạt alpha thay đổi quỹ đạo ban đầu.

5*. Vì sao electron (hạt mang điện tích âm, -1) hầu như không làm thay đổi quỹ đạo chuyển động của hạt alpha (hạt mang điện tích dương, +2)

- GV đặt câu hỏi gợi mở:

1. Theo mô hình bánh pudding, quỹ đạo chuyển động của tất cả các hạt alpha như thế nào? So sánh với quỹ đạo chuyển động của các hạt alpha trong mô hình Rutherford để đưa ra kết luận phù hợp?

2. Khi tăng năng lượng hạt alpha, dòng hạt alpha chuyển động như thế nào? Khả năng đâm xuyên ra sao?

3. Các hạt neutron là các hạt mang điện hay không mang điện? Có ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của nguyên tử trong điện trường không?

4. Khi quan sát ở cấp độ hạt nhân, các hạt alpha mang điện tích gì? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến quỹ đạo của hạt alpha?

Khi quan sát ở cấp độ nguyên tử, ta thấy nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Kích thước so với nguyên tử như thế nào? Điều đó ảnh hưởng gì đến quỹ đạo của hạt alpha?

5. So sánh khối lượng của electron với khối lượng của hạt alpha?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Một số thí nghiệm hoá học ảo

1. Thí nghiệm lá vàng của Rutherford (Tán xạ hạt  của Rutherford)

Truy cập link phiên bản tiếng Việt để vào phần mềm: https://phet.colorado.edu/vi/

Chọn mục Hoá học à Tán xạ Rutherford, xuất hiện:

Bước 1: Bấm vào hình tam giác, xuất hiện như hình:

Nháy chuột vào mô hình Rutherford:

+ Chọn 1 nếu muốn quan sát ở cấp độ nguyên tử:

+ Chọn 2 để quan sát ở cấp độ hạt nhân

+ Tấm vàng 3 với hình ảnh phóng to bên phải

+ Nguồn hạt alpha 4 (hạt nhân helium  mang hai điện tích dương).

Bước 2: Bấm nút xanh của nguồn phát hạt alpha để bắt đầu thí nghiệm. Quan sát đường đi (viết) của các hạt alpha. Ghi lại các hiện tượng quan sát được.

Bước 3: Thay đổi năng lượng của hạt alpha (bằng cách kéo thanh trượt năng lượng sang trái để giảm năng lượng hoặc sang phải để tăng năng lượng). Ghi lại hiện tượng quan sát được.

Bước 4: Lặp lại thí nghiệm và ghi chép nhưng với quan sát ở cấp độ hạt nhân.

Bước 5: Lặp lại thí nghiệm và các ghi chép nhưng với mô hình nguyên tử bánh pudding.

Câu hỏi 1:

- Theo mô hình bánh pudding tất cả các hạt  đều xuyên qua lá vàng:

Hình ảnh thí nghiệm mô hình bánh pudding bắn phá hạt  qua lá vàng

- Theo mô hình Rutherford hầu hết các hạt  đều xuyên qua lá vàng, nhưng có một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu và một số ít hạt bị bật lại phía sau khi gặp lá vàng

Hình ảnh thí nghiệm mô hình Rutherford bắn phá hạt  qua lá vàng ở cấp độ nguyên tử

Hình ảnh thí nghiệm mô hình Rutherford bắn phá hạt  qua lá vàng ở cấp độ hạt nhân

Từ kết quả thí nghiệm ảo, ta thấy mô hình nguyên tử theo Rutherford có kết quả phù hợp với thực nghiệm hơn mô hình bánh pudding

Câu hỏi 2:

- Khi tăng năng lượng hạt alpha ta thấy dòng hạt alpha chuyển động nhanh hơn, khả năng đâm xuyên lớn hơn.

- Năng lượng tăng lên thêm đó gồm cả động năng.

- Hạt alpha có năng lượng cao hơn không làm thay đổi bản chất thí nghiệm.

Câu hỏi 3:

Đối với vàng, nếu tăng số lượng hạt neutron ở hạt nhân thì hiện tượng quan sát được không thay đổi. Vì hạt neutron không mang điện tích, không ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của nguyên tử trong điện trường.

Câu hỏi 4:

Khi quan sát ở cấu độ hạt nhân, trong khung hình quan sát thấy hầu như tất cả các hạt alpha đều bị lệch quỹ đạo ban đầu do hạt nhân mang điện tích dương nên làm hầu hết các hạt alpha bị lệch khỏi quỹ đạo ban đầu.

Còn ở cấp độ nguyên tử, trong khung hình chỉ thấy số ít hạt alpha thay đổi quỹ đạo ban đầu do nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa hạt nhân và kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.

Câu hỏi 5:

Electron (hạt mang điện tích âm, -1) hầu như không làm thay đổi quỹ đạo chuyển động của hạt alpha (hạt mang điện tích dương, +2) vì khối lượng của electron rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng của hạt alpha.

 

Hoạt động 2: Thí nghiệm về năng lượng hoá học qua phản ứng của magnesium tác dụng với dung dịch hydrochloric acid

  1. a) Mục tiêu:

- HS thực hành thí nghiệm qua phần mềm Yenka.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, thảo luận, suy nghĩ trả lời các câu hỏi 1 – 7 (SGK – tr61).

  1. c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện các câu hỏi 1 – 7 (SGK – tr61)
  2. d) Tổ chức thực hiện:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 10 cánh diều Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học ảo (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 10 Cánh diều Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 10 cánh diều Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay