Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 10 bộ sách mới cánh diều Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học ảo (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 2: Thí nghiệm về năng lượng hoá học qua phản ứng của magnesium tác dụng với dung dịch hydrochloric acid
- HS thực hành thí nghiệm qua phần mềm Yenka.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, thảo luận, suy nghĩ trả lời các câu hỏi 1 – 7 (SGK – tr61).
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu phần mềm sử dụng và cách cài đặt: Trong nội dung bài học này, chúng ta sẽ sử dụng Yenka để thực hiện thí nghiệm ảo. Link tải phần mềm: + Trong mục “Nội dung Yenka” à “Khoa học” à Hoá học + Trong mục “Sử dụng tại nhà miễn phí” à “Nhận bản sao Yenka cá nhân miễn phí” à “…dành cho sinh viên” + Làm các bước tiếp theo như hướng dẫn trên màn hình. - GV cho HS tìm hiểu và thực hành lại các bước thực hiện thí nghiệm “năng lượng hoá học qua phản ứng của magnesium tác dụng với dung dịch hydrochloric acid” và trả lời câu hỏi: + Quan sát thấy hệ thống thiết bị gồm những dụng cụ nào? (gồm một cốc chia độ, lọ đựng dung dịch hydrochloric acid và lọ đựng magnesium; một nhiệt kế được cắm vào cốc, nhiệt kế chỉ nhiệt độ của môi trường (bao gồm cả Mg, dung dịch HCl) là 25oC) + Nêu các hiện tượng thí nghiệm quan sát được: o Trong cốc có hiện tượng gì? (xuất hiện bọt khí) o Sự thay đổi của nhiệt độ: Lúc đầu nhiệt độ như thế nào? (tăng đến 46oC rồi dừng lại) Lúc sau nhiệt độ như thế nào? (nhiệt độ lại từ từ giảm dần) oBiến thiên enthalpy của phản ứng cho 1 mol Mg phản ứng bằng bao nhiêu? (-466,0 kJ) oĐể quan sát phản ứng ở cấp độ nguyên tử, chọn nút nào? (Đưa chuột lên cốc, chọn trên thanh trạng thái Atom Viewer). - HS thảo luận, trả lời các câu hỏi thảo luận: 1. Vì sao lại phải sử dụng cốc chia độ? 2. Vì sao HCl được cho vào rất dư so với lượng cần phản ứng? 3. Vì sao nhiệt độ lại tăng lên khi phản ứng xảy ra? 4. Vì sao nhiệt độ hỗn hợp chỉ tăng lên tới 46oC? 5. Vì sao sau đó nhiệt độ dung dịch lại giảm dần? 6. Một bạn học sinh tính lượng nhiệt toả ra trong thí nghiệm như sau. Biết rằng, nhiệt dung riêng của nước là 4,184 Jg-1K-1 (nghĩa là để nâng nhiệt độ của 1,0g nước lên 1oC thì cần cung cấp 4,184 J nhiệt lượng); khối lượng riêng của nước, D = 1 g mL-1 - Khối lượng nước là m = V D = 50 1,0 = 50g. - Lượng nhiệt toả ra tính được theo công thức: Q = C m (T2 – T1) = 4,184 50 (46 – 25) = 4 393,2 J Lượng nhiệt toả ra thực tế trong thí nghiệm này là bao nhiêu kJ? Vì sao lại có sự sai khác giữa kết quả tính của bạn học sinh và kết quả thực tế? 7. Cho biết (kJ mol-1) các chất ở trạng thái tương tự như sau:
Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng diễn ra trong thí nghiệm trên và tính của phản ứng. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu định luật bảo toàn số khối và điện tích - GV cho HS nhận xét tổng số khối và điện tích trước và sau phản ứng của một số phản ứng. Từ đó rút ra nhận xét. - HS phát biểu định luật bảo toàn số khối và điện tích. - GV cho HS đọc Ví dụ, HS trình bày lại cách vận dụng định luật để tìm x và y. - HS trả lời câu hỏi 6 (SGK -tr18). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Thí nghiệm về năng lượng hoá học qua phản ứng của magnesium tác dụng với dung dịch hydrochloric acid. Link tải phần mềm: Bước 1: Cài đặt phần mềm Bước 2: Chọn thí nghiệm Trong giao diện của Yenka, click “I’m at home” – “OK” – “Chemistry” – “Reaction energies” – “open”, giao diện đầu của thí nghiệm sẽ hiện ra: Hình 9.2. Lựa chọn thí nghiệm Hình 9.3. Giao diện đầu của thí nghiệm Bước 3: Bấm chọn mũi tên sẽ hiện các hướng dẫn (bằng tiếng Anh) để làm thí nghiệm: Cho 0,24 gam Mg và 50mL dung dịch HCl 2M vào cốc chia độ (giữ chuột trái vào mỗi chất và rê chuột để dịch chuyển tới vị trí mong muốn). Phản ứng bắt đầu xảy ra. Hình 9.4. Sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian Hình 9.5. Nút quan sát Atom Viewer Bước 4: Có thể tiếp tục bấm mũi tên, sẽ hiện lên các hướng dẫn và câu hỏi (bằng tiếng Anh). Câu hỏi 1: Sử dụng cốc chia độ để lấy được chính xác lượng dung dịch hydrochloric acid 2M (là 50mL) Câu hỏi 2: HCl được cho vào rất dư so với lượng cần phản ứng để Mg phản ứng hoàn toàn. Câu hỏi 3: Nhiệt độ tăng lên khi phản ứng xảy ra do phản ứng toả nhiệt (có biến thiên enthalpy của phản ứng là -466,0 kJ < 0) Câu hỏi 4: 1 mol Mg phản ứng toả ra 466,0 kJ nhiệt lượng 0,24 gam = 0, 01 mol Mg toả ra 466.0,01 = 4,66 kJ nhiệt lượng Lượng nhiệt này tương đương với 46oC Câu hỏi 5: Phản ứng kết thúc, đồng thời dừng toả nhiệt. sau khi phản ứng kết thúc, nhiệt độ trong cốc giảm dần để cân bằng với nhiệt độ môi trường. Câu hỏi 6: Lượng nhiệt toả ra thực tế trong thí nghiệm này là 4,66 kJ Có sự sai khác giữa kết quả tính của bạn học sinh và kết quả thực tế là do ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. Câu hỏi 7: Phương trình hoá học của phản ứng: Mg(s) + 2HCl(aq) à MgCl2(aq) + H2(g) (MgCl2(aq) + (H2(g)) - (Mg(s) – 2. (HCl(aq)) = (-800) + 0 – 0 – 2.(-167,16) = -465,68 kJ
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm làm Bài tập 1, 2 (SGK – tr62)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương
Kết quả:
Bài 1.
- Phân tử phân cực khi có sự chênh lệch độ âm điện giữa các nguyên tử liên kết. Chênh lệch độ âm điện càng lớn thì phân tử phân cực càng mạnh.
- Phân tử bị lệch trong điện trường, cụ thể phần mang điện tích âm bị lệch về phía cực dương, phần mang điện tích dương bị lệch về phía cực âm
- Dự đoán: Hình dạng phân tử có làm ảnh hưởng đến sự phân cực.
Bài 2.
Thực hiện các chỉ dẫn của phần mềm và trả lời câu hỏi phần mềm đưa ra như sau:
(Trong thí nghiệm này, em sẽ được học về một số thuộc tính khác nhau của halogens (các nguyên tố nhóm VII trong bảng tuần hoàn)
(Khí chlorine ở bình phía bên tay trái và chất rắn iodien ở bình phía tay phải)
(Chlorine là chất khí có màu vàng xanh ở nhiệt độ phòng, trong khi iodine là một chất rắn màu đen. Điều này cho em biết gì về nhiệt độ sôi của chúng?
à Đáp án A.
(Làm nóng iodine nhẹ nhàng, bằng cách kéo chậm thanh trượt trên lò sưởi hướng lên trên cho đến khi nó chuyển thành khí. Điều này xảy ra ở nhiệt độ nào?)
(Vặn nhiệt trên cả hai bếp thành 200oC)
(Kéo kim loại và thêm chúng vào cả hai bình. Quan sát kim loại nào phản ứng. Chất khí nào phản ứng mạnh hơn?
à Đáp án A
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- HS chú ý lắng nghe tìm hiểu các kiến thức.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 10 Cánh diều Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 10 cánh diều Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học