Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều CĐ 1 Bài 2: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi (P3)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 Bài 2: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi (P3). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập luyện tập.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi luyện tập.
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành được các bài Luyện tập SGK.
  4. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi mục Ứng dụng công nghệ sinh sản trong chọn và nhân giống vật nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 13, 16:

+ Quan sát Hình 2.1, hãy cho biết phương pháp chọn lọc MAS được ứng dụng ở bước nào trong chọn lọc giống bò sữa năng suất cao.

+ Hãy hoàn thiện các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở Hình 2.2.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Phương pháp chọn lọc MAS được ứng dụng ở bước thứ 3: Kiểm tra đời sau: dựa vào MAS để chọn các con bê cái có mang gene sản xuất sữa cao à sử dụng làm giống.

+ Hoàn thiện quy trình cấy truyền phôi trong nhân giống bò thịt:

  1. Gây rụng nhiều trứng ở con cái cho phôi.
  2. Gây động dục đồng pha cho con cái nhận phôi.
  3. Phối giống cho con cái cho trứng.
  4. Thu hoạch phôi.
  5. Cấy truyền phôi cho con cái nhận.
  6. Con cái nhận mang thai và sinh ra đàn con mang đặc điểm di truyền tốt từ con cái cho trứng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi mục Ứng dụng công nghệ lên men lỏng trong chế biến thức ăn chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 16:

+ Quan sát Hình 2.4, hãy nêu quy trình lên men lỏng thức ăn tinh và thức ăn thô, xanh.

Bước 1

Chuẩn bị

nguyên liệu

Bước 2

Phối trộn

nguyên liệu

Bước 3

Lên men

Bước 4

Đánh giá chất lượng và cho ăn

- Thức ăn tinh: cám gạo, bột ngô, sắn,... - Thức ăn xanh: rau, cỏ, bèo băm nhỏ.

- Dụng cụ: thùng hoặc bể xây hoặc hệ thống lên men tự động.

- Tỉ lệ thức ăn tinh với thức ăn xanh từ 1:1,5 đến 1:4.

- Trộn đều nguyên liệu với men vi sinh (giống khởi động).

- Cho nguyên liệu đã trộn vào thùng hoặc bể à thêm nước theo tỉ lệ 1kg thức ăn: 2-2,5kg nước à khuấy đều à đậy nắp.

- Nhiệt độ: 25 - 30oC.

- Thời gian lên men: 2 ngày.

- Cảm quan: mùi thơm, chua nhẹ, thức ăn có màu từ vàng nhạt đến vàng nâu đậm, pH < 5,0.

- Cho ăn: có thể phối trộn thêm với các nguyên liệu khác.

Hình 2.4. Quy trình lên men lỏng thức ăn tinh và thức ăn thô, xanh

+ Mô tả hoạt động của hệ thống cung cấp thức ăn lên men lỏng và hệ thống cho ăn tự nhiên ở Hình 2.5.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Quy trình lên men lỏng thức ăn tinh và thức ăn thô, xanh:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thức ăn tinh: cám gạo, bột ngô, sắn,...
  • Thức ăn xanh: rau, cỏ, bèo băm nhỏ.
  • Dụng cụ: thùng hoặc bể xây hoặc hệ thống lên men tự động.

Bước 2: Phối trộn nguyên liệu

  • Tỉ lệ thức ăn tinh với thức ăn xanh từ 1:1,5 đến 1:4.
  • Trộn đều nguyên liệu với men vi sinh (giống khởi động).

Bước 3: Lên men

  • Cho nguyên liệu đã trộn vào thùng hoặc bể à thêm nước theo tỉ lệ 1kg thức ăn: 2 - 2,5kg nước à khuấy đều à đậy nắp.
  • Nhiệt độ: 25 - 30o
  • Thời gian lên men: 2 ngày.

Bước 4: Đánh giá chất lượng và cho ăn

  • Cảm quan: mùi thơm, chua nhẹ, thức ăn có màu từ vàng nhạt đến vàng nâu đậm, pH < 5,0.
  • Cho ăn: có thể phối trộn thêm với các nguyên liệu khác.

+ Hoạt động của hệ thống cung cấp thức ăn lên men lỏng và hệ thống cho ăn tự động:

  • Chuẩn bị nguyên liệu khô (cám, bột ngô,...), dụng cụ (hệ thống lên men tự động).
  • Trộn tỉ lệ thức ăn, nước và nguyên liệu lỏng vào bồn trộn lên men.
  • Từ bồn trộn lên men bơm thức ăn đến chuồng nuôi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Trả lời câu hỏi mục Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng bệnh, trị bệnh cho vật nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 18, 19:

+ Quan sát Hình 2.6 và cho biết:

  • Quy trình nào là quy trình ứng dụng công nghệ mới?
  • Loại vaccine thu được của mỗi quy trình.

+ Mô tả tóm tắt quy trình sản xuất Penicillin công nghiệp ở Hình 2.7.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Quy trình ứng dụng công nghệ mới là:

+ Loại vaccine thu được của mỗi quy trình là: vaccine từ trứng gà có phôi, vaccine từ tế bào, vaccine tái tổ hợp.

+ Quy trình sản xuất Penicillin công nghiệp:

  • Bước 1: Nuôi cấy giống trong phòng thí nghiệm.
  • Bước 2: Chuẩn bị môi trường.
  • Bước 3: Lên men sản xuất Penicillin.
  • Bước 4: Thu hoạch Penicillin.
  • Bước 5: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Trả lời câu hỏi mục Ứng dụng công nghệ sinh học xử lí chất thải chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 20, 21:

+ Hãy mô tả hoạt động của hệ thống biogas ở Hình 2.8.

+ Hãy kể tên các kiểu hầm biogas đang sử dụng trong chăn nuôi hiện nay ở Hình 2.9 - 2.11. Các kiểu hầm biogas này phù hợp với kiểu chuồng chăn nuôi nào?

+ Hãy mô tả mô hình chuồng nuôi sử dụng đệm lót sinh học trong Hình 2.12.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Hoạt động của hệ thống biogas:

  • Từ chất thải chăn nuôi được thu gom vào hầm biogas.
  • Vi sinh vật trong hầm biogas lên men kị khí phân hủy chất thải.
  • Các sản phẩm hình thành chuyển hóa thành acid hữu cơ bay hơi và được vi khuẩn acetate hóa phân giải tiếp.
  • Khí methane sinh ra được sử dụng làm nhiên liệu đun nấu, chạy máy phát điện. Nước thải biogas sau xử lí được tái sử dụng để tưới cây trồng.

+ Loại vaccine thu được của mỗi quy trình là: vaccine từ trứng gà có phôi, vaccine từ tế bào, vaccine tái tổ hợp.

+ Các kiểu hầm biogas đang sử dụng trong chăn nuôi hiện nay:

  • Hầm biogas xây bằng gạch.
  • Hầm composite.
  • Hầm biogas dạng phủ bạt HDPE.

=> Các kiểu hầm biogas này phù hợp với kiểu chuồng chăn nuôi: trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp.

+ Mô hình chuồng nuôi sử dụng đệm lót sinh học:

  • Độ dày của đệm lót: dao động 40 - 90cm, được chia làm 2-3 lớp dễ quản lí và bảo dưỡng.
  • Chuồng nuôi gồm có: vòi nước nhỏ giọt, quạt trần, đầu phun sương, máng chứa thức ăn, rào ngăn và lối đi.
  • Nguyên liệu: mùn cưa, vỏ trấu, vi sinh vật hoặc vật liệu khác, lõi ngô; đất; đệm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều CĐ 1 Bài 2: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi (P3)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều CĐ 1 Bài 2: Ứng dụng công nghệ, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều CĐ 1 Bài 2: Ứng dụng công nghệ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay