Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều CĐ 2 Bài 3: Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chó cảnh (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 3: Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chó cảnh (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 2: NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT CẢNH

BÀI 3: QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO CHÓ CẢNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm và yêu cầu điều kiện sống của một số giống chó cảnh phổ biến.
  • Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho giống chó cảnh.
  • Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chó cảnh.
  • Thực hiện được một công việc trong nuôi dưỡng và chăm sóc chó cảnh.
  • Yêu thích công việc nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh; có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SCĐHT để trả lời câu hỏi.
  • Làm việc theo nhóm: thảo luận để trả lời các câu hỏi, tìm hiểu các thông tin, viết báo cáo và thuyết trình về nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho chó cảnh.

Năng lực công nghệ:

  • Trình bày được đặc điểm và yêu cầu điều kiện sống của một số giống chó cảnh phổ biến.
  • Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho giống chó cảnh.
  • Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chó cảnh.
  • Thực hiện được một công việc trong nuôi dưỡng và chăm sóc chó cảnh.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích công việc nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh; có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  • Giúp đỡ, chia sẻ, hợp tác với bạn bè khi thảo luận.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV.
  • Hình ảnh, video về một số giống chó phổ biến hiện đang được nuôi ở Việt Nam; một số hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho chó cảnh.
  • Dụng cụ, nguyên liệu vật tư cần thiết cho bài thực hành chế biến thức ăn cho chó con.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, vở ghi.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho chó cảnh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS về chủ đề bài học.

= HS kể được tên và mục đích nuôi một số giống chó cảnh.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu hình ảnh một số giống chó cảnh và đặt vấn đề: Hãy kể tên một số giống chó cảnh và nêu mục đích của việc nuôi giữ chúng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Một số giống chó cảnh: chó Bắc Hà, chó Phú Quốc, chó Poodle, chó Corgi, chó Husky...

+ Mục đích của việc nuôi giữ chó cảnh: trông nhà, giảm stress,...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Chó cảnh là loại động vật nuôi phổ biến. Mỗi giống chó có đặc điểm khác nhau cần có sự chăm sóc và nuôi dưỡng khác nhau. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó cảnh Bài 3: Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho chó cảnh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số giống chó bản địa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Giải thích được tên gọi khác của chó Bắc Hà.

- Nêu được đặc điểm nổi bật của chó Phú Quốc.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  2. Sản phẩm: HS ghi vào vở một số giống chó bản địa.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong Mục 1 trang 26, 27 SCĐHT và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức sau.

1. Hãy quan sát Hình 3.1 và cho biết vì sao chó Bắc Hà còn được gọi là chó xù hay chó “lửa”?

2. Hãy quan sát Hình 3.2 và cho biết một số đặc điểm của giống chó Phú Quốc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời:

1. Bởi vì chó Bắc Hà có bộ lông dài, dày và bông, lông cổ xù như bờm sư tử đực. Một số cá thể có lông màu hung đỏ giống như lửa.

2. Mục 1.2 trang 26, 27 SCĐHT.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhắc lại một số giống chó bản địa.

1. Một số giống chó bản địa

1.1 Chó Bắc Hà

- Nguồn gốc: Bắc Hà, Lào Cai.

- Đặc điểm: Thông minh, trung thành, phản xạ nhanh nhạy; có lông xù, cổ gáy thường có bờm, đuổi hình bông lau hay dạng đuôi sóc. Thường có màu vện, vàng, đen, … hiếm có màu hung đỏ.

- Yêu cầu về điều kiện sống: dễ nuôi, không kén ăn và có sức đề kháng tốt.

1.2. Chó Phú Quốc

- Nguồn gốc: đảo Phú Quốc, Kiên Giang.

- Đặc điểm: Có bộ lông ngắn, cứng, mỏng, ít rụng; có xoáy lông chạy thành một đường thẳng trên sống lưng. Thích đào bới và trú ẩn trong hang; rất linh hoạt, bền bỉ và vô cùng dẻo dai, không sợ độ cao và bơi lội cực giỏi.

- Yêu cầu về điều kiện sống: Không kén ăn, thích tự do vận động và có sức đề kháng tốt.

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số giống chó ngoại nhập

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm nổi bật về ngoại hình của giống chó Poodle và chó Corgi.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở đặc điểm của một số giống chó ngoại nhập.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức trang 27 SCĐHT sau:

1. Hãy quan sát Hình 3.3 và cho biết những đặc điểm khác biệt về ngoại hình của chó Poodle so với các giống chó khác.

2. Hãy quan sát Hình 3.4 và cho biết những đặc điểm ngoại hình có thể phân biệt chó Corgi so với các giống chó khác.

- GV hướng dẫn HS tra cứu thông tin trên internet để tìm hiểu thêm một số giống chó cảnh nhập nội.

https://chimgogo.com/tong-hop-15-giong-cho-canh-dep-va-pho-bien-tai-viet-nam-2022/

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả:

1. Chó Poodle có bộ lông dài và xoăn phủ toàn cơ thể; tai to, dài, phẳng và thường rủ xuống dưới má.

2. Mục 2.2 trang 27, 28 SCĐHT.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhắc lại đặc điểm của một số giống chó ngoại nhập.

2. Một số giống chó ngoại nhập

2.1. Chó Poodle

- Nguồn gốc: Châu Âu

- Đặc điểm: lớp lông dày, xoăn tít, năng động, vui vẻ và trung thành.

- Yêu cầu về điều kiện sống: Khá dễ nuôi nhưng khá kén ăn, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết.

2.2. Chó Corgi

- Nguồn gốc: Xứ Wales, nước Anh.

- Đặc điểm: nhỏ, lưng dài, chân ngắn với bộ lồng dày, dài, mềm mại với nhiều màu sắc khác nhau. Rất thân thiện, thông minh, trung thành và thích vận động.

- Yêu cầu về điều kiện sống: Môi trường mát mẻ, nhiều không gian để vận động; chế độ ăn cần bổ sung calcium và không cho ăn các loại xương.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều CĐ 2 Bài 3: Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chó cảnh (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 3: Quy trình nuôi dưỡng,, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều CĐ 2 Bài 3: Quy trình nuôi dưỡng,

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay