Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 Cánh diều CĐ 1 bài 3: Thực hành - Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 10 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 bài 3: Thực hành - Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

                                  BÀI 3: THỰC HÀNH                                                                                  

KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CỦA ROBOT GIÁO DỤC (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

  • Kiểm tra được tình trạng sẵn sàng hoạt động của một số bộ phận điện, điện tử của robot: đèn LED, còi chíp, động cơ giảm tốc, mạch điều khiển động cơ.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
  • Năng lực riêng:
  • Thông qua các hoạt động, HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và kĩ năng kiểm tra được tình trạng sẵn sàng hoạt động của các bộ phận của robot giáo dục.
  • Ngoài ra, HS phát triển năng lực sáng tạo, năng lực và kĩ năng chia sẻ, năng lực ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế.
  1. Phẩm chất
  • HS có thái độ tự giác, hợp tác khi thực hành theo nhóm.
  • HS tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Tin học Khoa học máy tính 10, SGV Chuyên đề học tập Tin học Khoa học máy tính 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Phiếu hướng dẫn thực hành cho HS.
  • 4 bộ thiết bị đã được tháo rời: đèn LED, còi chíp, động cơ giảm tốc, mạch điều khiển động cơ giảm tốc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Tin học Khoa học máy tính 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Thực hành kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, gợi mở, dẫn dắt kiến thức để HS bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV nêu câu hỏi để HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi dựa vào kiến thức của bản thân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, nguồn điện ảnh hưởng như thế nào đến các thiết bị điện, điện tử của robot?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gọi một số HS trả lời.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Một số đáp án có thể có:

+ Nguồn điện ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của robot. Nếu không có nguồn điện, robot không hoạt động được.

+ Nếu nguồn điện yếu, hoặc nguồn điện bị nhiễu các bộ phận của robot sẽ hoạt động không đúng nguyên lí (dữ liệu đo từ các cảm biến bị sai lệch, động cơ hoạt động yếu …).

+ Nguồn điện có điện áp và dòng điện lớn quá định mức sẽ làm hỏng các bộ phận điện, điện tử của robot.

+ Do tính di động, robot thường dùng nguồn điện một chiều từ pin hoặc ắc quy mà hiếm khi dùng nguồn điện xoay chiều. Các linh kiện điện, điện tử của robot sử dụng điện áp một chiều, có điện áp hoạt động thấp. Các loại robot giáo dục thường dùng điện áp dưới 12V.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 –Thực hành kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH)

- Để thực hiện bài Thực hành, GV sử dụng phương pháp dạy học theo trạm kiến thức. Trong đó, GV chia phòng thực hành ra làm 4 trạm kiến thức chính là 4 bài thực thực hành trong bài học với 4 bộ thiết bị đã được tháo rời với đầy đủ phụ kiện kèm theo để thực hành. Trên mỗi bàn thực hành có phiếu hướng dẫn thực hành chứa yêu cầu và phiếu học tập của trạm kiến thức đó mà nhóm HS phải hoàn thành trước khi tới trạm tiếp theo.

- Phiếu hướng dẫn thực hành của mỗi trạm sẽ có các nội dung sau:

1) Chuẩn bị

2) Tiến hành

3) Xử lí lỗi

4) Kết luận

- Mỗi nhóm HS sẽ được lần lượt thực hành qua từng trạm, tại mỗi trạm nhóm cần thực hiện theo phiếu hướng dẫn thực hành và hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình. Trước khi tới trạm tiếp theo, cần tháo rời các linh kiện/ thiết bị trả về hiện trạng ban đầu, để lại phiếu hướng dẫn thực hành, giữ phiếu học tập của nhóm mình và hướng dẫn nhanh cho nhóm tới sau.

- Phiếu hướng dẫn thực hành của mỗi trạm là các bước thực hiện của bài tương ứng của trạm đó.

- GV quản lí, điều hành, trợ giúp các nhóm HS thực hành qua các chặng kiến thức sau:

Trạm 1: Kiểm tra đèn LED

  1. Mục tiêu: HS kiểm tra được tình trạng sẵn sàng hoạt động của đèn LED.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tiến hành kiểm tra đèn LED và xử lí lỗi (nếu có).
  3. Sản phẩm: HS kiểm tra và chỉnh sửa được lỗi của đèn LED.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tương ứng với 4 trạm kiến thức.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1 SGK tr.16, đọc phiếu hướng dẫn thực hành (đã được chuẩn bị trên bàn thực hành) và tiến hành các bước kiểm tra đèn LED.

- GV yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả vào phiếu học tập.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS quan sát hình ảnh, đọc phiếu hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm nộp lại kết quả thực hành của nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội dung mới.

Trạm 1. Kiểm tra đèn LED

- Bước 1: Quan sát, xác định các chân của đèn LED. Chân dương dài, gắn với bản cực nhỏ. Chân âm ngắn, gắn với bản cực to.

- Bước 2: Kết nối mạch theo bảng nối dây:

- Bước 3: Quan sát đèn LED và cho biết hiện tượng.

- Bước 4: Đo chiều nguồn cấp điện, quan sát và cho biết hiện tượng.

- Bước 5: Sử dụng nguồn điện áp 1,5V để cấp điện cho đèn LED (lưu ý đúng cực), quan sát và cho biết hiện tượng.

* Kết luận: Đèn LED có chân âm và chân dương. Chúng ta cần lắp nguồn đúng cực và đủ công suất để đèn LED sáng.

Trạm 2: Kiểm tra còi chíp

  1. Mục tiêu: HS kiểm tra được tình trạng sẵn sàng hoạt động của còi chíp.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tiến hành kiểm tra còi chíp và xử lí lỗi (nếu có).
  3. Sản phẩm: HS kiểm tra và chỉnh sửa được lỗi của còi chíp.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 2 SGK tr.17, đọc phiếu hướng dẫn thực hành (đã được chuẩn bị trên bàn thực hành) và tiến hành các bước kiểm tra còi chip.

- GV yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả vào phiếu học tập.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS quan sát hình ảnh, đọc phiếu hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm nộp lại kết quả thực hành của nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội dung mới.

Trạm 2. Kiểm tra còi chip

- Bước 1: Quan sát còi chíp, phân biệt: chân âm (-) ngắn, chân dương (+) dài.

- Bước 2: Kết nối mạch theo bảng nối dây:

- Bước 3: Lắng nghe còi chíp và cho biết hiện tượng.

* Kết luận: Còi chíp có chân âm và chân dương. Để còi chip kêu, chúng ta cần cấp nguồn điện đúng cực. Nếu cấp nguồn  không đủ công suất thì còi chíp sẽ không kêu.

Trạm 3: Kiểm tra động cơ giảm tốc

  1. Mục tiêu: HS kiểm tra được tình trạng sẵn sàng hoạt động của động cơ giảm tốc.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tiến hành kiểm tra động cơ giảm tốc và xử lí lỗi (nếu có).
  3. Sản phẩm: HS kiểm tra và chỉnh sửa được lỗi của động cơ giảm tốc.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 3 SGK tr.17, đọc phiếu hướng dẫn thực hành (đã được chuẩn bị trên bàn thực hành) và tiến hành các bước kiểm tra động cơ giảm tốc.

- GV yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả vào phiếu học tập.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS quan sát hình ảnh, đọc phiếu hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm nộp lại kết quả thực hành của nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội dung mới.

Trạm 3. Kiểm tra động cơ giảm tốc

- Bước 1: Quan sát động cơ giảm tốc, xác định các chân cấp nguồn của động cơ giảm tốc.

- Bước 2: Kết nối mạch theo bảng nối dây:

- Bước 3: Quan sát chiều quay của trục động cơ giảm tốc.

- Bước 4: Đảo chiều nguồn cấp cho động cơ giảm tốc, quan sát và nhân xét về chiều quay của trục động cơ.

* Kết luận: Động cơ giảm tốc không phân biệt chân âm, chân dương. Khi đảo chiều nguồn điện cấp cho động cơ giảm tốc, trục động cơ sẽ quay theo chiều ngược lại.

 

Trạm 4: Kiểm tra động cơ giảm tốc

  1. Mục tiêu: HS kiểm tra được tình trạng sẵn sàng hoạt động của mạch điều khiển động cơ giảm tốc.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tiến hành kiểm tra mạch điều khiển động cơ giảm tốc và xử lí lỗi (nếu có).
  3. Sản phẩm: HS kiểm tra và chỉnh sửa được lỗi của mạch điều khiển động cơ giảm tốc.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 4 SGK tr.18, đọc phiếu hướng dẫn thực hành (đã được chuẩn bị trên bàn thực hành) và tiến hành các bước kiểm tra động cơ giảm tốc.

- GV yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả vào phiếu học tập.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS quan sát hình ảnh, đọc phiếu hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm nộp lại kết quả thực hành của nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội dung mới.

Trạm 4. Kiểm tra mạch điều khiển động cơ giảm tốc

- Bước 1: Quan sát mạch L298. Xác định các chân IN1, IN2, IN3,IN4, 12V, GND, 5V và tên của chúng được ghi trên mạch.

- Bước 2: Kết nối mạch theo bảng nối dây:

- Bước 3: Quan sát chiều quay của trục động cơ.

- Bước 4: Bỏ kết nối chân 5V với chân IN3, sau đó kết nối chân 5V với chân IN4. Quan sát và nhận xét chiều quay của trục động cơ.

- Bước 5: Kết nối chân 5V với hai chân IN3 và IN4. Quan sát động cơ và nhận xét.

- Bước 6: Bỏ kết nối chân 5V với hai chân IN3 và IN4. Kết nối chân GND với cả hai chân IN3 và IN4. Quan sát động cơ và nhận xét.

* Kết luận: Mạch điều khiển động cơ giảm tốc giúp tăng công suất điện cấp cho các động cơ. Thông qua mạch điều khiển động cơ, có thể điều khiển nhiều động cơ và cả chiều quay của chúng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học để giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn.
  3. Nội dung: HS làm việc theo nhóm, tiến hành kết nối mạch điều khiển hai động cơ giảm tốc.
  4. Sản phẩm:

- HS lập được bảng nối dây của mạch L298 điều khiển hai động cơ giảm tốc.

- Thiết lập các cặp đầu vào để động cơ giảm tốc: quay cùng chiều, quay ngược nhiều, cùng dừng lại.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu cho HS làm việc theo nhóm, hoàn thành bài Vận dụng SGK tr.19:

Em hãy kết nối mạch L298 (Hình 5) để điều khiển hai động cơ giảm tốc và thực hiện các công việc sau đây:

  1. a) Lập bảng nối dây.
  2. b) Thiết lập các cặp đầu vào IN1, IN2 và IN3, IN4 để hai động cơ giảm tốc: quay cùng chiều, quay ngược chiều, cùng dừng lại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

Kết quả:

  1. a) Lập bảng nối dây:

Ta nhìn vào từng cặp hai cột một của bảng phía dưới, để tiến hành nối dây cho các linh kiện. Ví dụ nhìn cặp cột đầu tiên giữa Nguồn và Mạch L298, ta thấy cần nối chân Dương của nguồn với chân có tên là 12V trên mạch L298 và chân âm của Nguồn cần nối với chân có tên là GND trên mạch L298.

 

Nguồn

Mạch L298

Động cơ

 

OUT1

Động cơ trái

 

OUT2

 

OUT3

Động cơ phải

 

OUT4

+

12VGND

 

-

 

 

Các chân IN1, IN2, IN3, IN4 tùy mục đích muốn điều khiển chiều quay của động cơ sẽ được cấp điện tương ứng.

  1. b) Tham khảo bảng sau:

Chiều quay của hai động cơ

Điện áp cấp cho đầu vào của L298

IN1

IN2

IN3

IN4

Cùng chiều nhau

Hai động cơ cùng quay theo chiều kim đồng hồ

5V

0V

5V

0V

Hai động cơ cùng quay ngược chiều kim đồng hồ

0V

5V

0V

5V

Ngược chiều nhau

Động cơ trái quay ngược và động cơ phải quay xuôi (chiều kim đồng hồ)

0V

5V

5V

0V

Động cơ trái quay xuôi, động cơ phải quay ngược (chiều kim đồng hồ)

5V

0V

0V

5V

Cùng dừng lại

 

0V

0V

0V

0V

 

5V

5V

5V

5V

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4 –Thực hành lắp ráp các bộ phận của robot giáo dục.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 Cánh diều CĐ 1 bài 3: Thực hành - Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 10 Cánh diều CĐ 1 bài 3: Thực hành - Kiểm, soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 cánh diều CĐ 1 bài 3: Thực hành - Kiểm

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Khoa học máy tính 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay