Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 Cánh diều CĐ 2 Bài 1: Kết nối robot giáo dục với máy tính

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 10 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 1: Kết nối robot giáo dục với máy tính. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2: KẾT NỐI ROBOT GIÁO DỤC VỚI MÁY TÍNH

BÀI 1: KẾT NỐI ROBOT GIÁO DỤC VỚI MÁY TÍNH (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

  • Cài đặt được phần mềm hỗ trợ kết nối robot giáo dục với máy tính.
  • Kiểm tra được việc kết nối robot giáo dục với máy tính.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
  • Năng lực riêng:
  • Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực và kĩ năng chia sẻ, năng lực ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế.
  • Thành thạo hoạt động cài đặt phần mềm và kiểm tra kết nối robot với máy tính.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần.
  • Năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Tin học Khoa học máy tính 10, SGV Chuyên đề học tập Tin học Khoa học máy tính 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Hình ảnh các kênh truyền thông giữa robot và máy tính.
  • Hình ảnh của một số IDE thông dụng cho robot như Arduino IDE, Makeblock IDE, VEXcode VR IDE, EasyCode IDE...
  • Robot Arduino.
  • Máy tính đã cài phần mềm EasyCode.
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Tin học Khoa học máy tính 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Kết nối robot giáo dục với máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Giúp HS bước đầu ngẫm lại các thao tác kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính mà HS đã thực hiện trong đời sống thực tế.

- Tạo hứng thú, gợi mở, dẫn dắt kiến thức để HS bước vào bài học.

  1. Nội dung: HS lắng nghe yêu cầu của GV, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: HS xác định được các kết nối thông dụng giữa máy tính và thiết bị ngoại vi (USB, Wi-Fi, Bluetooth).
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Các thiết bị kết nối với nhau qua các kênh truyền thông để trao đổi thông tin. Em hãy kể tên một số thiết bị:

1) Sử dụng kết nối USB.

2) Sử dụng kết nối Bluetooth.

3) Sử dụng kết nối Wi-Fi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- HS còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Gợi ý:

1) Một số thiết bị sử dụng kết nối USB: máy ảnh kĩ thuật số, máy tính, tivi, loa đài, máy tính bảng…

2) Một số thiết bị sử dụng kết nối Bluetooth: điện thoại, máy nghe nhạc, loa, tivi, laptop, đồng hồ thông minh, máy tính bảng…

3) Một số thiết bị sử dụng kết nối Wi-Fi: điện thoại, tivi, máy chiếu, máy tính, máy tính bảng…

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS.

- GV gợi mở cho HS: Robot cũng là một thiết bị ngoại vi nên cũng kết nối với máy tính thông qua các cổng kết nối thông dụng, từ đó dẫn dắt vào bài học: Bài 1 – Kết nối robot giáo dục với máy tính.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các kênh truyền thông giữa robot và máy tính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được các kênh truyền thông giữa robot và máy tính.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.26, 27 để tìm hiểu về các kênh truyền thông giữa robot và máy tính.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở tên và đặc điểm của các kênh truyền thông giữa robot và máy tính.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu Hình 1 SGK tr.26 và giới thiệu cho HS: Thông qua các kênh truyền thông, robot có thể kết nối với máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh hay các thiết bị khác. Các kênh truyền thông thường gặp là kết nối USB, Wi-Fi và Bluetooth.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.26 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy trình bày đặc điểm của các kênh truyền thông giữa robot và máy tính.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV giới thiệu.

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.26 để tìm hiểu về đặc điểm của các kênh truyền thông giữa robot và máy tính.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trình bày kết quả.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi kênh truyền thông sẽ được sử dụng phù hợp theo mục đích.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Các kênh truyền thông giữa robot và máy tính

- USB:

+ Là chuẩn kết nối thường dùng cho máy tính cá nhân và các thiết bị điện tử.

+ Chúng ta có thể kết nối robot với máy tính bằng dây cáp thông qua cổng USB để nạp chương trình cho robot.

- Bluetooth:

+ Là phương thức kết nối, truyền thông dữ liệu không dây trong phạm vi ngắn khoảng 10 m sử dụng sóng vô tuyến.

+ Đơn giản, dễ sử dụng và có nhiều thiết bị hỗ trợ.

+ Thông qua kênh Bluetooth, chúng ta có thể điều khiển robot từ các thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng.

- Wi-Fi:

+ Là phương thức truyền thông tin không dây sử dụng sóng vô tuyến, có phạm vi hiệu quả trong khoảng 100m.

+ Quá trình kết nối robot và máy tính gồm hai bước:

·        Kết nối phần cứng

·        Kết nối phần mềm

Hoạt động 2: Tìm hiểu phần mềm kết nối robot giáo dục với máy tính

  1. Mục tiêu: HS nắm được quy trình tải, cài đặt phần mềm kết nối robot giáo dục với máy tính, kiểm tra việc kết nối robot với máy tính.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SGK để tìm hiểu về phần mềm kết nối robot giáo dục với máy tính.
  3. Sản phẩm:

- HS hiểu được phần mềm kết nối robot giáo dục với máy tính là gì và sự cần thiết của phần mềm đó.

- HS cài đặt thành công phần mềm kết nối robot với máy tính.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Lật mảnh ghép" với các câu hỏi gợi ý sau đây:

+ Câu 1: Trong Chuyên đề 1, HS đã lắp ráp hoàn chỉnh robot. Nhưng robot đó đã thực hiện được những yêu cầu chúng ta mong muốn chưa? Nếu chưa ta cần phải làm gì?

+ Câu 2: Chúng ta cần phải làm gì để kết nối được robot với máy tính?

+ Câu 3: Driver giúp kết nối robot với máy tính có thể tìm thấy và tải về ở đâu?

- Kết thúc game, GV yêu cầu HS tự đọc sách, thảo luận theo nhóm đôi và cho biết:

+ Thế nào là phần mềm môi trường phát triển tích hợp?

+ Nêu các thành phần bao gồm của một IDE?

- GV chiếu các hình ảnh giao diện của từng phần mềm và giới thiệu: Một số IDE thông dụng cho robot là: Arduino IDE, Makeblock IDE, VEXcode VR IDE, EasyCode IDE.

- GV hướng dẫn HS tham gia hoạt động thực hành (HĐ 1 SGK tr.29, 30) để cài đặt phần mềm kết nối với máy tính theo từng bước như SGK.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hào hứng tham gia trò chơi.

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK để tìm hiểu về phần mềm môi trường phát triển tích hợp IDE và các thành phần bao gồm của một IDE.

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV giới thiệu.

- HS thực hiện bài thực hành theo từng bước như hướng dẫn SGK.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện các nhóm xung phong trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- HS báo cáo kết quả tải phần mềm (thành công hay không thành công) với GV.

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang nội dung thực hành mới.

2. Phần mềm kết nối robot giáo dục với máy tính

- Trò chơi "Lật mảnh ghép":

+ Câu 1: Robot chưa thể thực hiện những yêu cầu của chúng ta vì robot cần phải được lập trình sau đó cần được kết nối robot với máy tính.

+ Câu 2: Để kết nối robot với máy tính, ta cần phải cài đặt driver tương ứng.

+ Câu 3: Driver này có thể được tìm thấy từ nhà cung cấp robot, nó có thể là một phần mềm cài độc lập giống như driver của các thiết bị ngoại vi (máy in) hoặc có thể được tích hợp trong các phần mềm chuyên dùng lập trifnhc ho robot (IDE).

- Khái niệm là phần mềm môi trường phát triển tích hợp:

Để robot kết nối và truyền hoặc nhận được thông tin với máy tính, ta cần cài đặt phần mềm trình điều khiển (driver). Các hãng sản xuất robot thường cung cấp phần mềm này riêng lẻ hoặc tích hợp kèm trong một bộ công cụ phần mềm hỗ trợ toàn diện việc phát triển ứng dụng cho robot. Bộ công cụ này được gọi chung là phần mềm môi trường phát triển tích hợp (IDE).

- Các thành phần của một IDE:

+ Trình điều khiển (driver)

+ Trình soạn thảo mã nguồn (editor)

+ Trình biên dịch mã nguồn (compiler)

+ Trình nạp chương trình mã máy vào robot (loader)

+ Trình kiểm tra và gỡ lỗi (debugger)

- Các bước cài đặt phần mềm kết nối robot với máy tính:

+ Bước 1: Tải phần mềm

+ Bước 2: Cài đặt phần mềm

+ Bước 3: Cài đặt driver

Hoạt động 3: Kiểm tra kết nối robot với máy tính

  1. Mục tiêu: HS nắm được quy trình kiểm tra việc kết nối robot với máy tính.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành lần lượt theo từng bước như SGK.
  3. Sản phẩm: HS kiểm tra và biết xử lí lỗi khi kết nối robot với máy tính.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 Cánh diều CĐ 2 Bài 1: Kết nối robot giáo dục với máy tính

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 10 Cánh diều CĐ 2 Bài 1: Kết nối robot giáo, soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 cánh diều CĐ 2 Bài 1: Kết nối robot giáo

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Khoa học máy tính 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay