Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 Cánh diều CĐ 1 bài 4: Thực hành - Lắp ráp các bộ phận của robot giáo dục

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 10 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 bài 4: Thực hành - Lắp ráp các bộ phận của robot giáo dục. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 4: THỰC HÀNH                                                                                        

 LẮP RÁP CÁC BỘ PHẬN CỦA ROBOT GIÁO DỤC (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

  • Lắp ráp được robot giáo dục từ các bộ phận và linh kiện như: gắn pin, lắp bánh xe, gắn động cơ, gắn cảm biến, lắp bảng mạch chính...
  • Kiểm tra được tình trạng sẵn sàng hoạt động của robot giáo dục.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
  • Năng lực riêng:
  • Đây là bài thực hành lắp ráp các bộ phận của robot giáo dục, HS cần hoàn thành được các nhiệm vụ thông qua hoạt động lắp ráp và kiểm tra tình trạng sẵn sàng thông qua hoạt động của robot. Trong quá trình thực hiện, HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và kĩ năng lắp rắp, kết nối và kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục.
  1. Phẩm chất
  • HS có thái độ tự giác, hợp tác khi thực hành theo nhóm.
  • HS tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Tin học Khoa học máy tính 10, SGV Chuyên đề học tập Tin học Khoa học máy tính 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Các bộ dụng cụ học tập trong đó có các linh kiện để HS thực hiện nhiệm vụ lắp ráp và kết nối. Số lượng bộ dụng cụ chuẩn bị phụ thuộc vào số nhóm HS.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Tin học Khoa học máy tính 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Thực hành lắp ráp các bộ phận của robot giáo dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, gợi mở, dẫn dắt kiến thức để HS bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV nêu câu hỏi để HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi dựa vào kiến thức của bản thân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã biết robot được cấu tạo từ rất nhiều bộ phận, linh kiện, phụ kiện. Làm thế nào để lắp ráp hoàn chỉnh một bộ robot chính xác và nhanh nhất?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gọi một số HS trả lời.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần trả lời của HS, nhấn mạnh việc chuẩn bị và tuân thủ quy trình lắp ráp là rất quan trọng.

- GV chia nhóm và thống nhất nội dung, kế hoạch thực hiện: Mỗi nhóm sẽ nhận được một bộ robot chưa được lắp ráp và sẽ tiến hành lắp ráp theo các bước hướng dẫn, trong vòng 3 tiết: Bài 4 – Thực hành lắp ráp các bộ phận của robot giáo dục.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH)

Hoạt động 1: Chuẩn bị các linh kiện, phụ kiện

  1. Mục tiêu:

- HS nhận biết được việc chuẩn bị các linh kiện, phụ kiện là rất quan trọng.

- Có đủ đồ dùng, dụng cụ để thực hành lắp ráp.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, chuẩn bị các linh kiện, phụ kiện cần thiết cho việc lắp ráp.
  2. Sản phẩm: Có đủ các linh kiện, phụ kiện cần thiết theo yêu cầu.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lưu ý HS:

+ Việc chuẩn bị các kinh kiện, phụ kiện là rất quan trọng, vì giúp ta quản lí được chủng loại, số lượng của mỗi linh kiện, phụ kiện.

+ Tiếp theo ta cần sắp xếp các linh kiện, phụ kiện theo khu vực, để thuận tiện cho các bước lắp ráp. Khi robot có càng nhiều linh kiện, phụ kiện thì việc chuẩn bị và sắp xếp càng quan trọng.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 trong SGK tr.20, 21 để nắm được các linh kiện, phụ kiện cần chuẩn bị và sắp xếp.

- GV chiếu video hướng dẫn lắp ráp, giúp HS làm quen việc lắp ráp qua hình ảnh, các thao tác chi tiết trong video.

https://www.youtube.com/watch?v=18wVMuwiOCk

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS đọc SGK, quan sát video.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Các nhóm hoàn thành việc chuẩn bị, sắp xếp và kiểm tra các linh kiện, phụ kiện theo đúng danh sách.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt lại những lưu ý cần thiết cho HS trước khi bước vào hoạt động thực hành lắp ráp robot.

- Động viên và lấy cam kết sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ từ các nhóm và tiến hành HĐ 2.

Bài 1. Chuẩn bị các linh kiện, phụ kiện

- Chuẩn bị các bộ phận, linh kiện,phụ kiện theo bảng 1.

- Sắp xếp các linh kiện, phụ kiện gọn gàng:

 

Hoạt động 2: Lắp ráp robot

  1. Mục tiêu: HS hoàn thành lắp ráp được robot giáo dục hoàn chỉnh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tiến hành lắp ráp và kết nối điện các bộ phận điện, điện tử.
  3. Sản phẩm: Robot Arduino hoàn chỉnh sau lắp ráp.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tiến hành lắp ráp robot theo các bước trong sách.

- Trong quá trình HS thực hiện lắp ráp, GV quản lí, thúc đẩy, động viên, đặt câu hỏi bất chợt với mỗi HS ngẫu nhiên để biết được sự nắm bắt của HS về từng bộ phận (chức năng, vị trí phù hợp). Trường hợp HS không trả lời được, GV khuyến khích các HS còn lại trong nhóm có thể trả lời giúp bạn hoặc GV giảng giải nếu không có HS nào trả lời được.

- GV tiếp tục hướng dẫn HS kết nối mạch điện theo sơ đồ nguyên lí làm việc.

- GV lưu ý và ôn lại kiến thức đã học trong bài cấu tạo robot, trong đó liên tưởng đến sơ đồ nguyên lí mạch điện nối các dây cấp nguồn giống như nối các mạch máu và hệ thống dây tín hiệu như hệ dây thần kinh của cơ thể con người.

- GV cho HS quan sát Hình 11 SGK tr.25 và giải thích sơ đồ nguyên lí và bảng nối dây mạch điện cơ bản cho robot:

+ Nhìn vào sơ đồ nguyên lí, ta có thể kết nối các bộ phận điện tử lại với nhau. Tuy nhiên, việc có nhiều linh kiện khiến cho việc quan sát sơ đồ nguyên lí có chút khó khăn, khi đó, ta nhìn thêm vào bảng nối dây để biết rõ chân nào sẽ nối với chân nào.

+ Bảng mạch chính là trung tâm do nó kết nối đến tất cả các bộ phận còn lại. Vì thế ta sẽ tiến hành kết nối lần lượt các thiết bị với bảng mạch chính bằng cách xem từng vùng tương ứng với mỗi linh kiện trong sơ đồ nguyên lí và bảng nối dây tương ứng.

- GV hướng dẫn HS kết nối điện các bộ phận điện, điện tử:

+ Đầu tiên ta kết nối Arduino với Cảm biến siêu âm. Lúc này ta sẽ quan sát trên sơ đồ nguyên lí phần mạch có hình cảm biến siêu âm. Quan sát các dây kết nối từ cảm biến siêu âm tới Arduino và từ cảm biến tới nguồn điện thông qua BreadBoard. Đồng thời quan sát bảng nối dây, để biết chân nào của cảm biến siêu âm sẽ kết nối các chân nào Arduino.

+ Ta lặp lại các bước tương tự với các lịnh kiện khác cho đến khi hoàn thành việc kết nối toàn bộ các linh kiện theo sơ đồ nguyên lí.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK và tiến hành lắp ráp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Các nhóm hoàn thiện một robot Arduino hoàn chỉnh sau lắp ráp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi, động viên các nhóm đã thực hiện tốt nhiệm vụ.

Bài 2. Lắp ráp robot

- Bước 1: Lắp ráp bảng mạch chính

- Bước 2: Lắp ráp đế pin

- Bước 3: Lắp ráp mạch điều khiển động cơ

- Bước 4: Lắp ráp bánh đa hướng

- Bước 5: Lắp ráp động cơ và bánh xe

- Bước 6: Lắp ráp cụm tay gắp

- Bước 7: Lắp ráp cụm tay gắp vào robot

- Bước 8: Lắp ráp cảm biến hồng ngoại vào robot

- Bước 9: Lắp ráp cụm cảm biến siêu âm cho robot

- Bước 10: Kết nối mạch điện cho robot

- Sản phẩm hoàn thiện:

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học để giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn.
  3. Nội dung: HS vận dụng kiến thức, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Robot Arduino đã được thay đổi kết nối chân của mạch điều khiển động cơ L298 với mạch Arduino.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu cho HS làm việc theo nhóm, hoàn thành bài Vận dụng SGK tr.25:

Sử dụng robot (Hình 12) thay đổi kết nối chân của mạch điều khiển động cơ L298 với mạch Arduino để robot di chuyển tiến; tương tự, để robot di chuyển lùi, quay trái, quay phải. Biết các chân số (từ 0 đến 9) của Arduino khi chưa có chương trình mặc định sẽ không xác định được mức điện áp. Có thể sử dụng các chân 5V, GDN của mạch Arduino để cấp mức điện áp xác định cho các chân IN1, IN2, IN3, IN4 của mạch L298.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

Kết quả: Tham khảo bảng sau:

Robot tiến

Robot lùi

Robot quay trái

Robot quay phải

L298

Arduino

L298

Arduino

L298

Arduino

L298

Arduino

IN1

GND

IN1

5V

IN1

GND

IN1

GND

IN2

5V

IN2

GND

IN2

GND

IN2

5V

IN3

GND

IN3

5V

IN3

GND

IN3

GND

IN4

5V

IN4

GND

IN4

5V

IN4

GND

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài sau Chuyên đề 2 - Bài 1: Kết nối robot giáo dục với máy tính.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 Cánh diều CĐ 1 bài 4: Thực hành - Lắp ráp các bộ phận của robot giáo dục

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 10 Cánh diều CĐ 1 bài 4: Thực hành - Lắp, soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 cánh diều CĐ 1 bài 4: Thực hành - Lắp

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Khoa học máy tính 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay