Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 KNTT CĐ 1 Bài 2: Thực hành vẽ tượng chân dung phạt mảng (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 2: Thực hành vẽ tượng chân dung phạt mảng (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: THỰC HÀNH VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG PHẠT MẢNG

(9 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Thông qua bài học này, giúp HS:

  • Nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng.
  • Sắp xếp và vẽ được mẫu tượng chân dung phạt mảng trên trang giấy.
  • Hiểu và phân tích được mối quan hệ giữa ánh sáng, hình khối của chân dung tượng phạt mảng trong không gian.
  • Nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bài học để vận dụng vào các bài học khác thuộc lĩnh vực mĩ thuật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức và tư duy lịch mĩ thuật: Nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng; Sắp xếp và vẽ được mẫu tượng chân dung phạt mảng trên trang giấy.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Hiểu và phân tích được mối quan hệ giữa ánh sáng, hình khối của chân dung tượng phạt mảng trong không gian; Nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bài học để vận dụng vào các bài học khác thuộc lĩnh vực mĩ thuật.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu, sáng tạo và phát huy những giá trị thẩm mĩ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Chuyên đề học tập Mĩ thuật
  • Kế hoạch bài dạy.
  • Một số ảnh chụp, bài mẫu thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 11.
  • Đồ dùng học tập, giấy vẽ, tẩy, bút chì,…
  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học Thực hành vẽ tượng chân dung phạt mảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tượng chân dung phạt mảng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khái niệm về tượng chân dung phạt mảng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh SGK tr.16 và thảo luận tìm hiểu về đặc điểm của tượng chân dung phạt mảng.

- GV hướng dẫn HS nêu khái niệm về tượng chân dung phạt mảng.

  1. Sản phẩm: HS biết được đặc điểm, cấu trúc tổng thể của tượng chân dung phạt mảng.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình ảnh:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Nêu đặc điểm của tượng chân dung phạt mảng.

- GV hướng dẫn HS cả lớp đọc thông tin SGK tr.16, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Phân tích cấu trúc tổng thể của tượng chân dung phạt mảng, nhìn từ hình tổng thể đến các hình khối chi tiết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từng cặp HS tìm hiểu về đặc điểm của tượng chân dung và cấu trúc tổng thể của tượng chân dung phạt mảng.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm nêu đặc điểm của tượng chân dung phạt mảng.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về cấu trúc tổng thể của tượng chân dung phạt mảng.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tượng chân dung phạt mảng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu tượng chân dung phạt mảng

- Khái niệm: Tượng chân dung phạt mảng là tượng đầu người được các nhà điêu khắc đơn giản hóa các diện, các mảng nhưng vẫn bảo đảm cấu trúc chung của chân dung giúp người mới học vẽ dễ phân biệt diện, mảng. Mẫu tượng phạt mảng luôn có hình khối chắc khỏe và khúc chiết.

- Đặc điểm: Nhìn cấu trúc tổng thể, đầu là khối cầu, trên khối có nhiều diện mảng (khối mũi, mắt, trán, má, miệng, tai, ụ mày,...) mặt trước, sau, hai cạnh bên, trên và dưới.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng.
  2. Nội dung: GV cho HS quan sát hình SGK tr.17 – 19 và tìm hiểu về cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng
  3. Sản phẩm:

- HS có kiến thức về đặc điểm, cấu trúc và tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng.

- HS rèn luyện được kĩ năng thực hành SPMT.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình SGK tr.17 – 19.

+ Đường trục mặt và đường hướng mắt mũi miệng:

+ Hình khối cấu trúc của xương đầu người:

+ Hình khối cấu trúc khái quát của đầu người:

+ Tỉ lệ theo hướng ngang, dọc, mắt, mũi, miệng, tai:

+ Cấu trúc hình khối của khối mặt phẳng nhìn chính diện:

+ Cấu trúc hình khối của khối mặt phạt mảng nhìn nghiêng 3/4:

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng.

- GV hướng dẫn HS cả lớp đọc thông tin SGK tr.19, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra các khoảng cách bằng nhau trên đầu tượng phạt mảng theo trục dọc và theo trục ngang.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng  thành viên trong nhóm, tìm hiểu về cấu trúc, tỉ lệ chân dung phạt mảng.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng.

- GV mời đại diện 4 nhóm chỉ ra khoảng cách bằng nhau trên đầu tượng phạt mảng theo trục dọc và theo trục ngang.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng

- Cấu trúc tượng chân dung phạt mảng:

+ Đường trục là đường chia đôi cấu trúc mặt theo chiều dọc.

+ Đường trục mặt đi qua đỉnh đầu, giữa trán, gốc mũi, giữa nhân trung, giữa cằm.

- Tỉ lệ:

+ Chiều cao: Từ cằm đến chân mũi bằng bằng chân mũi đến chân lông mày, bằng chân lông mày đến chân tóc. Từ cằm đến giữa mắt bằng giữa mắt đến đỉnh đầu.

+ Chiều ngang: Đường chia giữa hai mắt tạo ra ba phần bằng nhau đối với góc nhìn chính diện. Đường chia nằm ở mang tai tạo ra hai phần bằng nhau đối với góc nhìn ngang.

--------------------------Còn tiếp-----------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 KNTT CĐ 1 Bài 2: Thực hành vẽ tượng chân dung phạt mảng (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 Kết nối CĐ 1 Bài 2: Thực hành vẽ tượng, soạn giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 kết nối CĐ 1 Bài 2: Thực hành vẽ tượng

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay