Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 KNTT CĐ 3 Bài: Thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3 Bài: Thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH VỀ TRANH BỐ CỤC 2 (10 TIẾT)

BÀI 1: TÌM HIỂU TRANH BỐ CỤC NHÂN VẬT

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Thông qua bài học này, giúp HS:

-      

Nhận biết được đặc điểm của tranh bố cục nhân vật.

-      

Biết áp dụng các dạng thức bố cục và nguyên lí tạo hình để thực hiện được phác thảo bố cục nhân vật hợp lí, sinh động.

-      

Biết phân tích, nhận xét về các yếu tố và nguyên lí tạo hình trong tranh bố cục nhân vật.

-      

Thể hiện được quan điểm cá nhân trong cảm thụ và phân tích nghệ thuật.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-      

Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-      

Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-      

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-      

Nhận thức và tư duy mĩ thuật:Nhận biết được đặc điểm của tranh bố cục nhân vật; Biết áp dụng các dạng thức bố cục và nguyên lí tạo hình để thực hiện được phác thảo bố cục nhân vật hợp lí, sinh động; Biết phân tích, nhận xét về các yếu tố và nguyên lí tạo hình trong tranh bố cục nhân vật.

-      

Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Thể hiện được quan điểm cá nhân trong cảm thụ và phân tích nghệ thuật.

3. Phẩm chất

-      

hiểu biết về tranh bố cục nhân vật, từ đó có tình cảm, trách nhiệm trong học tập.

-      

Cảm nhận được vẻ đẹp của SPMT; biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm và có ý thức trang trí chúng đẹp hơn.

-      

Biết chia sẻ quan điểm cá nhân qua trao đổi, nhận xét và phân tích sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-      

SGK, SGV Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11.

-      

Kế hoạch bài dạy.

-      

Một số ảnh chụp, bài mẫu tranh bố cục nhân vật.

-      

Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-      

Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 11.

-      

Đồ dùng học tập, giấy vẽ, tẩy, bút chì,…

-      

Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học Thực hành vẽ tranh bố cục 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh bố cục nhân vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu về đặc điểm và nội dung tranh bố cục nhân vật qua tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình SGK tr.46 – 48 và thảo luận tìm hiểu về tranh bố cục nhân vật.

- GV hướng dẫn HS thảo luận về nghệ thuật tranh bố cục nhân vật theo thể loại, chất liệu, đề tài.

c. Sản phẩm:

- HS có kiến thức về nghệ thuật tranh bố cục nhân vật theo các dạng đề tài, chất liệu, nội dung và chuẩn kiến thức của GV.

- HS hình thành ý tưởng thể hiện SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình SGK tr.46 – 48:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Quan sát và nêu cảm nhận về cách sắp xếp và tạo hình nhân vật của mỗi tác phẩm.

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Kể tên các đề tài thường được thể hiện trong tranh bố cục nhân vật.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thực hiện nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ cảm nhận cá nhân: Cảm nhận về cách sắp xếp và tạo hình nhân vật của mỗi tác phẩm.

Gợi ý: Mỗi tác phẩm được thể hiện các chất liệu khác nhau, tác giả phối hợp hài hòa về màu sắc, bố cục,... giữa nhân vật với khổ giấy, làm nổi bật lên chủ đề của tác phẩm.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về đề tài thường được thể hiện trong tranh bố cục nhân vật.

- GV yêu cầu HSlắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Tranh bố cục nhân vật rất phong phú về đề tài như: lao động – sản xuất, sinh hoạt, học tập, lễ hội, chiến tranh, triết lí nhân sinh quan,... và được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu tranh bố cục nhân vật

Tranh bố cục nhân vật là tranh lấy con người, các hoạt động của con người làm đối tượng chính để miêu tả, các đồ vật chỉ là đối tượng phụ để thể hiện nội dung của bức tranh.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 KNTT CĐ 3 Bài: Thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 Kết nối CĐ 3 Bài: Thực hành vẽ tranh bố, soạn giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 kết nối CĐ 3 Bài: Thực hành vẽ tranh bố

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay