Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 10 CTST Bài 7: Quy trình công nghệ sản xuất enzyme

p>Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo Bài 7: Quy trình công nghệ sản xuất enzyme. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ENZYME  (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa (chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến công nghệ enzyme và ứng dụng công nghệ enzyme.
  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học lên ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ enzyme phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận thức sinh học: Phát biểu được khái niệm enzyme. Trình bày được vai trò của enzyme. Trình bày được các đặc điểm của enzyme. Phân tích được cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ enzyme. Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất enzyme. Lấy được một số ví dụ minh hoạ.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được quy trình đơn giản để sản xuất chế phẩm enzyme và phương án cải tiến quy trình sản xuất để mang lại hiệu quả cao hơn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai
  • Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân trong khi trình bày các vấn đề về quy trình sản xuất enzyme
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Sinh học 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình ảnh về quy trình công nghệ sản xuất một số enzyme
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Sinh học 10.
  • Giấy A4, bảng trắng, bút lông

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tình huống mở đầu
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề :  Protease là một loại enzyme được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm, thuộc da, chất tẩy rửa,...). Enzyme này được thu nhận chủ yếu từ động vật. Tuy nhiên, để thu nhận một lượng lớn enzyme cần phải sử dụng rất nhiều cá thể động vật, điều này gây mất nhiều thời gian cũng như tốn nhiều kinh phí cho việc chăn nuôi.

- GV đặt câu hỏi : Có phương pháp nào có thể tạo được số lượng lớn enzyme protease trong thời gian ngắn nhưng vẫn giảm được chi phí sản xuất?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra ý kiến cá nhân về câu hỏi mở đầu

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa trên câu trả lời của HS dẫn dắt vào bài học. Bài 7– Quy trình công nghệ sản xuất enzyme  

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ enzyme

Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ enzyme   

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS phát biểu được khái niệm enzyme.

- HS trình bày được vai trò của enzyme.

- HS trình bày được các đặc điểm của enzyme.

- Phân tích được cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ enzyme.

- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học lên ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ enzyme phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

  1. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề, kết hợp kĩ thuật bể cá để hướng dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong sách chuyên đề

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở khái niệm và vai trò của enzyme; đặc điểm của enzyme; cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ enzyme
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm

+ Nhóm thảo luận: Ngồi ở trung tâm lớp học và tiến hành thảo luận các vấn đề mà GV đưa ra về cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ enzyme.

·        Enzyme đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống

·        Trình bày các đặc điểm của enzyme. Cho ví dụ

·        Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu quá trình sản xuất các enzyme bị rối loạn?

+ Nhóm quan sát: Ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm thảo luận.

Trong nhóm thảo luận, GV để chừa một chỗ trống cho thành viên trong nhóm quan sát có thể tham gia vào nhóm thảo luận để cùng đóng góp ý kiến hoặc đặt câu hỏi.

­Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục I. Cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ enzyme (SCĐ – tr45) thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép các nội dung trọng tâm vào trong vở, GV chuyển sang nội dung mới.

I. Cơ sở khoa học của ứng dụng công nghệ enzyme

1. Khái niệm và vai trò của enzyme

- Enzyme là chất xúc tác sinh học thường có bản chất là protein do tế bào sinh ra, có tác động xúc tác các phản ứng xảy ra nhanh trong các điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể sống và bản thân enzyme không bị thay đổi khi phản ứng hoàn thành.

à enzyme có thể được sử dụng nhiều lần.

HĐ1.

Enzyme làm tăng tốc độ phản ứng của cơ thể lên hàng triệu lần, nhờ có tác động của enzyme nên sự đồng hoá và dị hoá xảy ra một cách nhanh chóng trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường của cơ thể. Nếu không có enzyme thì các phản ứng sẽ không xảy ra hoặc xảy ra vô cùng chậm dẫn đến các hoạt động sống không thể duy trì.

2. Đặc điểm của enzyme

HĐ2. Đặc điểm của enzyme

- Có hoạt tính mạnh

Ví dụ: một phân tử chymotrypsin có thể phân giải 10 phân tử protein trong một giây.

- Có tính đặc hiệu cao.

Ví dụ: urease chỉ phân giải ure thành amoniac.

- Có sự phối hợp hoạt động giữa các enzyme

Ví dụ: trong hạt lúa mạch đang nảy mầm, amylase phân giải tinh bột thành maltose, sau đó maltose sẽ phân giải maltose thành glucose.

- Enzyme có sự định khu trong tế bào, ví dụ: enzyme xúc tác cho phản ứng trong hô hấp tế bào định khu trong ti thể.

- Hầu hết các enzyme có nguồn gốc tự nhiên đều không độc.

* Luyện tập

Nếu quá trình sản xuất các enzyme bị rối loạn, các enzyme có thể không được tổng hợp hoặc được tổng hợp nhưng mất hoạt tính, điều này sẽ làm cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào diễn ra chậm hoặc không diễn ra dẫn đến sự tích luỹ các chất gây ra các bệnh lí hoặc tử vong.

 

  1. Quy trình công nghệ sản xuất enzyme tự nhiên

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình chung  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất enzyme. Lấy được một số ví dụ minh hoạ.

- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học lên ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ enzyme phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

  1. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SCĐ. 

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu quy trình chung của công nghệ sản xuất enzyme tự nhiên
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK

+ Quy trình sản xuất công nghệ enzyme bao gồm những giai đoạn nào?

+ Khi lựa chọn nguồn nguyên liệu để thu nhận enzyme, cần lưu ý điều gì? Tại sao?

+ Việc tách chiết enzyme từ cơ thể sinh vật gặp phải khó khăn gì? Để giải quyết khó khăn đó, người ta đã dùng phương án gì?

+ Tại sao khi tách enzyme từ tế bào thực vật, nấm men và vi sinh vật, người ta cần dùng các chất trợ nghiền còn đối với tế bào động vật thì không?

+ Tại sao lysozyme được dùng trong việc tách enzyme từ vi khuẩn?

+ Để loại bỏ các chất khác ra khỏi enzyme, người ta dùng các biện pháp gì?

+ Sau khi thu nhận được chế phẩm enzyme, cần làm gì để giữ được hoạt tính của enzyme trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi phần luyện tập: Việc giữ cấu trúc không gian của enzyme có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất enzyme?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát Hình 7.3; 7.4 thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét dựa trên kết quả làm phiếu học tập của HS

II. Quy trình công nghệ sản xuất enzyme tự nhiên

1. Quy trình chung  

HĐ3.

Quy trình chung của công nghệ sản xuất enzyme từ sinh vật gồm bốn giai đoạn: chọn nguồn nguyên liệu à tách chiết enzyme à tinh sạch enzyme à tạo chế phẩm enzyme.

a) Chọn nguồn nguyên liệu

HĐ4.

Khi lựa chọn nguồn nguyên liệu cần lưu ý nguồn nguyên liệu được lựa chọn phải có chứa một lượng lớn enzyme cũng như cho phép thu được enzyme với hiệu suất cao và dễ dàng tinh chế chúng. Nhờ đó, quá trình sản xuất sẽ diễn ra dễ dàng và giảm chi phí.

b) Tách chiết enzyme

HĐ5.

- Khó khăn: Enzyme là các phân tử có kích thước lớn nên không thể di chuyển qua màng của các bào quan, màng sinh chất và thành tế bào.

- Phương án khắc phục: Để thu nhận enzyme nội bào thì bước đầu tiên cần phải phá vỡ cấu trúc tế bào có chứa các enzyme.

HĐ6.

 Vì tế bào thực vật, nấm men và vi sinh vật có thành tế bào bao bọc bên ngoài, còn tế bào động vật không có thành tế bào.

HĐ7.

Lysozyme có tác dụng phá vỡ liên kết glycosidic giữa các phân tử đường trong thành peptidoglycan của vi khuẩn, nhờ đó phá vỡ thành tế bào vi khuẩn.

c) Tinh sạch enzyme

HĐ8.

- Để loại bỏ muối và các tạp chất có khối lượng phân tử thấp, người ta thường dùng các biện pháp thẩm tích.

- Để loại bỏ các protein tạp và các tạp chất có khối lượng phân tử cho khác, người ta thường dùng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: phương pháp biến tính chọn lọc, phương pháp kết tủa phân đoạn; các phương pháp sắc kí (sắc kí hấp phụ, sắc kí trao đổi ion, sắc kí loại trừ phân tử, sắc kí đi lực,...); điện di; phương pháp lọc gel.

d) Tạo chế phẩm enzyme

HĐ9.

- Để bảo quản và sử dụng enzyme lâu dài, cần phải duy trì hình dạng của enzyme.

- Để làm được điều này, người ta có thể sử dụng các chất phụ gia, chỉnh sửa các liên kết cộng hoá trị hoặc cố định enzyme.

* Luyện tập

Giữ được cấu trúc không gian của enzyme có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất enzyme vì nhờ đó mà enzyme giữ được hoạt tính xúc tác và được sử dụng trong thời gian dài

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất một số enzyme tự nhiên   

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- Trình bày được vai trò của enzyme.

- Phân tích được cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ enzyme.

- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa (chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến công nghệ enzyme và ứng dụng công nghệ enzyme.

- Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất enzyme. Lấy được một số ví dụ minh hoạ.

  1. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SCĐ

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận về quy trình sản xuất một số enzyme tự nhiên ; câu trả lời cho câu hỏi ở HĐ10, Vận dụng trong SCĐ
  2. Tổ chức hoạt động:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 10 CTST Bài 7: Quy trình công nghệ sản xuất enzyme

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 10 chân trời Bài 7: Quy trình công nghệ sản xuất, soạn giáo án chuyên đề Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Quy trình công nghệ sản xuất

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 10 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay