Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 3: Tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi theo nội dung phần Khởi động (SCĐ – tr36):
Một số ảnh động biểu thị sự dao động như cành lá lắc lư trước gió, sóng nhấp nhô trên mặt nước. Em hãy kể vài ví dụ về loại ảnh động này, theo em chúng được tạo ra như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý trả lời:
Ví dụ: lá cây lay động, ngọn lửa rung rinh, một khoảng gian như đang có sóng âm,…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Để tìm hiểu rõ hơn về tạo ảnh động, chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 3. Tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu một số khung hình của hiệu ứng gió thổi (hình 1) cho HS quan sát. - GV đặt vấn đề: Ảnh động với hiệu ứng gió thổi là ảnh động mà trong đó các đối tượng trong ảnh lay động, rung rinh ở một mức độ nào đó. Hình 1 minh họa ba khung hình của ảnh động loại này, sự khác biệt thể hiện rất rõ ở nắm tay, qua đó thể hiện ý chí quyết tâm vươn lên của ngành Y Việt Nam. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ sau: Hãy sử dụng GIMP để tạo một ảnh động với hiệu ứng gió thổi. Lưu tệp ảnh tĩnh và xuất ảnh động sang định dạng GIF. Theo ví dụ, tên tệp ảnh tĩnh là “QuyetThang.xcf”, tên tệp ảnh động là “QuyetThang.gif”. - GV yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ theo 3 bước đã hướng dẫn trong sách để tạo ảnh động đó. - GV lưu ý với HS nguồn ảnh tĩnh cho ảnh động chỉ có duy nhất một ảnh và hiệu ứng gió thổi sẽ áp dụng lên toàn bộ ảnh. Lệnh áp dụng hiệu ứng gió thổi sẽ tạo ra một dãy khung hình của ảnh động. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày sản phẩm của mình. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi. |
1. Tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi Bước 1. Tạo mới hoặc mở ảnh cần áp dụng hiệu ứng gió thổi. - Thiết kế một ảnh mới hoặc mở một tệp ảnh đã có để áp dụng hiệu ứng gió thổi. - Hiệu chỉnh, biến đổi ảnh. - Lưu và đặt tên tệp ảnh. Bước 2. Áp dụng hiệu ứng gió thổi cho ảnh - Chọn lớp ảnh và thực hiện lệnh Rippling từ bảng chọn Filters\Animation để áp dụng hiệu ứng gió thổi cho ảnh. Trong hộp thoại Script-Fu: Rippling xuất hiện, thiết đặt các tham số hiệu ứng. Ảnh động F được tạo với các khung hình. Bước 3. Xem trước và tối ưu ảnh động F, lưu ảnh tĩnh và xuất ảnh động - Tiến hành xem trước ảnh động F, nếu cường độ của hiệu ứng gió thổi trong ảnh không hợp lí thì thực hiện lại Bước 2. Tốc độ hiển thị của ảnh động được GIMP tính toán một cách hợp lí dựa trên số khung hình đã được thiết đặt, Do đó, ảnh động F thường không cần tối ưu. - Lưu ảnh tĩnh và xuất ảnh động sang định dạng GIF. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về áp dụng hiệu ứng gió thổi cho một vùng ảnh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ sau: Hiệu ứng gió thổi mặc định áp dụng lên toàn bộ lớp ảnh. Điều này có thể không hợp lí, ví dụ nó làm cho mặt người biến dạng như Hình 4a. Hãy tạo một ảnh động, trong đó chỉ một cùng ảnh được áp dụng bởi hiệu ứng gió thổi. Hình 4b minh họa một ảnh động mà vùng ảnh mặt người không bị tác động của hiệu ứng này. Lưu ảnh tĩnh và xuất ảnh động sang định dạng GIF. Với ví dụ đang xét, các sản phẩm cần tạo là ảnh tĩnh “QuyetThang2.xcf” và ảnh động “QuyetThang2.gif” - GV yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ theo 6 bước đã hướng dẫn trong sách để tạo ảnh động loại này. - GV lưu ý với HS khi ghép ảnh cố định vào khung hình đầu tiên, cần điều chỉnh ảnh cố định khớp với vị trí của nó trong ảnh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày sản phẩm của mình. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi cho một vùng ảnh. |
2. Áp dụng hiệu ứng gió thổi cho một vùng ảnh - Chọn vùng ảnh cần cố định và lưu nó vào một lớp ảnh. Tiếp theo, áp dụng hiệu ứng cho ảnh được chọn để tạo các khung hình của ảnh động. Cuối cùng, ghép vùng ảnh cố định đó vào các khung hình của ảnh động để che vùng ảnh không muốn áp dụng hiệu ứng. Bước 1: Tạo mới hoặc mở ảnh cần áp dụng hiệu ứng gió thổi - Thiết kế một ảnh mới hoặc lựa chọn một ảnh có sẵn, sau đó lưu tệp ảnh tĩnh. Bước 2: Xác định vùng ảnh cố định và lưu vào lớp ảnh mới - Tạo vùng chọn chứa vùng ảnh cần cố định: Sử dụng công cụ Free Select để xác định vùng chọn trên phần ảnh cần cố định. Trong quá trình xác định, sử dụng kết hợp các phím Space và Ctrl để di chuyển hay thu/phóng ảnh. - Lưu vùng ảnh cố định vào một lớp mới: Nhấn hai tổ hợp phím Ctrl+C và Ctrl+V để sao chép ảnh trong vùng chọn thành một “lớp động” chứa vùng ảnh này với tên lớp là Float Selection (pasted Layer). Nháy chuột vào lệnh To New Layer để thêm một lớp mới thay thế lớp động này với tên mặc định là Pasted Layer. Nháy đúp chuột vào tên lớp và đặt lại tên lớp là Face. Bước 3: Áp dụng hiệu ứng cho lớp ảnh đã chọn để tạo ảnh động F - Chọn lớp ảnh cần áp dụng hiệu ứng. Thực hiện tạo ảnh động với hiệu ứng gió thổi cho lớp ảnh này. Bước 4: Sao chép ảnh cố định vào dãy khung hình của ảnh động - Trở lại lớp ảnh Face. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C để sao chép ảnh vào bộ nhớ tạm. - Chọn lại ảnh động F, chọn khung hình trên cùng rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+V để dán ảnh ở bộ nhớ tạm thành một lớp mới. - Nếu ảnh cố định không khớp với ảnh của khung hình Hình 8b, sử dụng công cụ Move để di chuyển cho khớp. Tiếp theo, sử dụng công cụ Scale để tăng kích thước ảnh cố định này lớn hơn một chút. Bước 5: Nhân đôi lớp ảnh cố định để ghép vào từng khung hình - Trong ảnh động F, chọn lớp ảnh cố định và nháy chuột phải chọn lệnh Duplicate để nhân đôi nhiều lần lớp ảnh này. - Lần lượt chọn từng lớp ảnh cố định và nháy chuột phải chọn lệnh Merge Down để hòa nhập lớp ảnh này với khung hình bên dưới. Bước 6: Lưu ảnh tĩnh và xuất ảnh động - Lưu tệp ảnh tĩnh và xuất ảnh động. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 3: Tạo ảnh động từ, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều CĐ 2 Bài 3: Tạo ảnh động từ