Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 6: Tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi theo nội dung phần Khởi động (SCĐ – tr54):
Qua các bài đã học, theo em, nguyên tắc chung để tạo ảnh động là gì? Nếu muốn tạo ảnh động trong GIMP với hiệu ứng tự thiết kế, ta thực hiện như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý trả lời:
Nguyên tắc chung để tạo ảnh động là chuẩn bị các ảnh tĩnh, sắp xếp chỉnh sửa các ảnh tĩnh sao cho chúng trở thành một dãy khung hình biểu thị kịch bản của hiệu ứng ảnh động cần tạo. Việc còn lại là thực hiện lệnh tạo ảnh động từ các khung hình này. Muốn tạo ảnh động trong GIMP với hiệu ứng tự thiết kế, cần tạo ra một dãy khung hình biểu thị kịch bản của hiệu ứng, từ đó thực hiện lệnh tạo ảnh động với hiệu ứng này.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Để tìm hiểu rõ hơn về tạo ảnh động này, chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 6. Tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về các cách tạo ảnh động trong GIMP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh một số sản phẩm ảnh động được tạo bằng cách tự thiết kế như: hiệu ứng bướm vỗ cánh, hiệu ứng tải dữ liệu,… - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ và trả lời câu hỏi: Nêu tóm tắt các cách tạo ảnh động. - GV kết luận về ba cách tạo ảnh động trong GIMP. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày câu trả lời của mình. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, tổng kết về các cách tạo ảnh động trong GIMP. |
1. Các cách tạo ảnh động trong GIMP - Được tạo theo hiệu ứng có sẵn: GIMP cung cấp 5 hiệu ứng có sẵn để tạo ảnh động (mờ dần, cuộn, gió thổi, quả cầu xoay và gợn sóng). Khi tạo ảnh động, người dùng cần chỉ ra giá trị các tham số của hiệu ứng. - Được tạo theo hiệu ứng tự điều khiển: Các plugin tạo ảnh động được tích hợp vào GIMP giúp tao ảnh động với hiệu ứng phức tạp. Khi tạo ảnh động, điều khiển hoạt động của đối tượng theo kịch bản mong đợi, từ đó GIMP tạo thành hiệu ứng. - Được tạo theo hiệu ứng tự thiết kế: Các lớp ảnh bất kì có thể được xem là các khung hình của ảnh động trong GIMP. Khi tạo ảnh động, người dùng phải tự thiết kế hoạt động của các đối tượng trên các khung hình theo kịch bản mong đợi, từ đó hướng dẫn GIMP tạo thành hiệu ứng. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về cách tạo ảnh động với hiệu ứng tải (Loading…)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ và thực hiện nhiệm vụ sau: Hình 1 minh họa một khung hình của ảnh động với kiểu hiệu ứng tải “đồng hồ chạy”. Khi xem ảnh động, vạch xám đậm sẽ chạy qua 12 vạch chia màu xám nhạt. Hãy tạo ảnh động này. Lưu ảnh tĩnh và xuất ảnh động với định dạng GIF. - GV yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ theo 4 bước đã hướng dẫn trong sách để tạo ảnh động loại này. - GV nhấn mạnh cho HS hiệu một số điểm sau khi thực hiện Bước 2 và Bước 3: + Cần nhớ cách căn biên một đối tượng trong một lớp ảnh xác định, gọi là lớp định vị. + Tận dụng phép biến đổi quay và nhân bản lớp ảnh để tạo các vạch chia trên đồng hồ. + Có ba lớp ảnh trung gian. + Mỗi mặt đồng hồ có một vạch chia màu xám đậm được tạo bằng cách tạo hai lớp bản sao xám nhạt và xám đậm, trong đó lớp vạch xám đậm ở trên lớp vạch xám nhạt. Sau đó, chọn từng lớp để xóa các vạch chia cần thiết. Cuối cùng, hòa nhập hai lớp thành một lớp với tên lớp là tên giờ tương ứng với vạch xám đậm còn lại. - Dựa vào kiến thức vừa học, GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: Hiệu ứng tải trên đây biểu thị một vạch xám chạy theo các vạch chia giờ trên đồng hồ. Trong quá trình tạo hiệu ứng này, tại sao cần lặp lại việc ẩn và hiện lớp Dark Gray? Hai lớp Light Gray và Dark Gray đã mất công tạo ra rồi, tại sao cuối cùng lại xóa chúng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày câu trả lời của mình. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, tổng kết về các cách tạo ảnh động với hiệu ứng tải (Loading…). |
2. Tạo ảnh động với hiệu ứng tải (Loading…) Bước 1. Tạo lớp ảnh mới biểu thị 12 vạch chia màu đen - Thực hiện lệnh File\New để tạo môt tệp ảnh mới, nền trắng, kích thước vuông. - Tạo một vùng chọn hình chữ nhật và tô màu đen để biểu thị vạch 12h, sau đó bỏ chọn. Thực hiện lệnh Layer\Crop to Content để khung hình của lớp 12h có kích thước nhỏ nhất. - Lấy khung ảnh lớp Background làm lớp định vị. Căn biên cho vạch 12h ở chính giữa lớp định vị. - Chọn lớp ảnh 12h và thực hiện lệnh Duplicate để nhân đôi lớp ảnh. - Sử dụng công cụ Alignment và thực hiện tương tự như trên để căn biên cho ảnh của lớp này vào vị trí 6h. Nháy chuột phải vào lớp 12h copy và thực hiện lệnh Merge Down để hòa nhập lớp 12h copy với lớp 12h. - Tiếp tục thực hiện với các lớp ảnh khác. Bước 2: Tạo hai lớp ảnh biểu thị 12 vạch xám nhạt và xám đâmk - Thực hiện lệnh Layer\Layer to Image Size để khung ảnh của lớp trùng khít lên khung ảnh ban đầu. - Chọn lớp Black_bars, nháy chuột phải vào nó rồi chọn lệnh Alpha to Selection. - Nhấn biểu tượng hình con mắt bên cạnh tên lớp Black_bars để ẩn nó. - Tạo một lớp ảnh mới trong suốt, đặt tên lớp là Light Gray. - Thực hiện lệnh Edit\Fill with FG Color để tô màu FG cho vùng chọn. - Tạo thêm một lớp ảnh mới trong suốt, đặt tên lớp là Dark Gray. - Thực hiện tương tự như trên để tô màu xám đậm cho 12 vạch chia. Bước 3. Tạo 12 khung hình biểu thị hiệu ứng tải - Tạo trạng thái thứ nhất của hiệu ứng tải - Dùng công cụ Eraser để xóa vạch. - Tạo các trạng thái còn lại của hiệu ứng tải - Hoàn tất dãy khung hình của ảnh động. Bước 4. Tạo ảnh động và lưu các tệp ảnh. *Trả lời câu hỏi 2: Ẩn lớp Dark Gray để nhìn thấy vạch cám nhạt của lớp bên dưới, từ đó mới có thể xóa được vạch này. Hai lớp Light Gray và Dark Gray là hai lớp ảnh trung gian được tạo bản sao nhiều lần, mỗi lần tạo ra một mặt đồng hồ có vạch xám ứng với mốc giờ cần tạo. Mỗi mặt đồng hồ này là một khung hình của hiệu ứng tải. Sau khi đã tạo ra đủ 12 khung hình (ứng với 12 vạch chia giờ trên mặt đồng hồ) thì hai lớp ảnh trung gian không còn dùng đến nữa nên có thể xóa chúng. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 6: Tạo ảnh động với, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều CĐ 2 Bài 6: Tạo ảnh động với