Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 5: Tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 5: Tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: TẠO ẢNH ĐỘNG VỚI HIỆU ỨNG TỰ ĐIỀU KHIỂN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thêm được phần mềm tích hợp (plugin) vào trong GIMP.
  • Tạo được ảnh động với hiệu ứng nhận được từ việc điều khiển hoạt động các đối tượng theo kịch bản định trước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua quá trình tìm câu trả lời cho các câu thảo luận và bài tập trong SCĐ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực riêng:

  • Hình thành, phát triển được năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Khéo léo, tự chủ trong tìm hiểu nội dung mới.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SCĐ, SGV, Kế hoạch dạy học.
  • Hình ảnh minh họa trong SCĐ: thêm thư mục Plug-ins cho GIMP, thêm thư mục Scripts cho GIMP, một số khung hình của ảnh động,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SCĐ, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (thước, bút,…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, tìm hiểu phần mềm GIMP.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Đề cập đến hiệu ứng chữ chạy.
  3. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận theo nội dung câu hỏi khởi động.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời các câu hỏi trong phần khởi động của bài học, HS nêu ra các ví dụ về ảnh động có chữ chạy.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi theo nội dung phần Khởi động (SCĐ – tr46):

Hãy kể về một số ảnh động có hiệu ứng chữ chạy nếu em biết. Theo em, ảnh động với hiệu ứng chữ chạy được thiết kế theo cách nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Gợi ý trả lời:

- Chữ chạy có thể là lời chúc mừng năm mới, lời đón chào tân HS nhập trường, lời chào mừng lễ hội,…

- Cách tạo ảnh động với hiệu ứng chữ chạy dựa trên dãy khung hình biểu thị các vị trí khác nhau của dòng chữ. Tuy nhiên, cách này cần rất nhiều khung hình nếu thời gian xuất hiện của các khung hình nhỏ; hoặc dòng chữ khi chuyển động không trơn tru, bị giật. Ảnh động với hiệu ứng chữ chạy thường gặp trong các ảnh động có dòng chữ về lời chúc hay lời chào mừng.

- Nếu coi chữ chạy là hành động của một đối tượng thì có thể tạo ra một dãy các khung hình biểu thị sự thay đổi hành động hay cử chỉ này. Nói cách khác, cần tạo ra dãy khung hình với dòng chữ ở các vị trí khác nhau để khi dãy khung hình này lần lượt xuất hiện, chúng sẽ biểu thị dòng chữ chạy. Tuy nhiên, cách làm này có thể làm cho chữ chạy giật cục hoặc tốn rất nhiều khung hình. Cần tìm hiểu plugin GAP hỗ trợ tạo ra dòng chữ chạy trơn tru, mịn màng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Để tìm hiểu rõ hơn về tạo ảnh động này, chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 5. Tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về plugin của GIMP

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được plugin là gì và tác dụng hoặc ý nghĩa của plugin GAP 27.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ và thảo luận nhóm để tìm hiểu về plugin của GIMP và cách tích hợp GAP vào GIMP.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS thực hành tại phiên bản GAP từ Internet, tích hợp GAP và GIMP, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ và trả lời câu hỏi sau:

+ Plugin là gì?

+ Gói phần mềm tạo ảnh động GAP (GIMP Animation Package) là gì?

­- GV đặt vấn đề: Để tạo ra kịch bản cho hiệu ứng chữ chạy nói riêng hay chuyển động của một đối tượng nào đó nói chung, cần tích hợp plugin có tên GAP. Phiên bản GAP 27 tương thích với GIMP 2.10.x.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SCĐ và tìm hiểu cách tải về và cài đặt GAP 27.

- GV lưu ý với HS không phải GAP 27 nào tải về cũng sử dụng được. Nên chọn GAP hỗ trợ hệ điều hành đang sử dụng và nên tải về từ đường liên kết đã gợi ý trong phần kiến thức bổ sung.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SCĐ và thực hành tích hợp GAP vào GIMP.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày sản phẩm của mình.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi tích hợp GAP vào GIMP.

1. Giới thiệu plugin của GIMP

- Plugin là “gói” phần mềm được viết độc lập để tích hợp vào trong phần mềm khác, nhằm bổ sung cho nó những chức năng mới, hữu ích,

- Gói phần mềm tạo ảnh động GAP là một plugin của GIMP, bổ sung cho GIMP một bảng chọn mới tên là Video. Bảng chọn này cung cấp các lệnh tạo ảnh động bằng cách điều khiển hoạt động của các đối tượng theo kích bản nào đéo để tạo thành hiệu ứng động. Hiệu ứng được tạo theo cách này được gọi là hiệu ứng tự điều khiển.

a) Phiên bản GAP được tải từ Internet

- Mỗi phiên bản GAP đáp ứng với một số phiên bản GIMP.

b) Cách tích hợp GAP vào GIMP

Bước 1. Thêm thư mục Plug-ins cho GIMP

- Thực hiện lệnh Edit\Preferences để mở hộp thoại Preferences. Thực hiện thao tác như Hình 1.

Bước 2. Thêm thư mục Scripts cho GIMP

- Cách thêm thư mục Scripts cho GIMP tương tự như cách thêm thư mục Plug-ins: Sau khi mở hộp thoại Preferences, thực hiện các thao tác như Hình 2.

Bước 3. Kiểm tra các thư mục đã được thêm và khởi động lại GIMP.

- Trong cửa sổ Preferences, chọn lại dòng Plug-ins, kiểm tra xem ở vùng bên phải đã có đường dẫn đến thư mục plug-ins vừa chọn ở Bước 1 hay chưa. Chọn lại dòng Scripts, kiểm tra xem ở vùng bên phải đã có đường dẫn đến thư mục scripts vừa chọn ở Bước 2 hay chưa. Nếu chưa có thư mục này, cần thực hiện lại các bước trên.

- Nháy chuột vào lệnh OK và khởi động lại GIMP, bảng chọn Video xuất hiện.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 5: Tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 5: Tạo ảnh động với, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều CĐ 2 Bài 5: Tạo ảnh động với

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay