Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 3: Chỉnh sửa phim

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Bài 3: Chỉnh sửa phim. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3 : CHỈNH SỬA PHIM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉnh sửa được đoạn phim hoạt hình.
  • Tạo được các đoạn hội thoại giữa các nhân vật bằng âm thanh và phụ đề.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua quá trình tìm câu trả lời cho các câu thảo luận và bài tập trong SCĐ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vẽ một đối tượng đơn giản, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực riêng:

  • Hình thành, phát triển được năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Khéo léo, tự chủ trong tìm hiểu nội dung mới.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SCĐ, SGV, Kế hoạch dạy học.
  • Hình ảnh minh họa trong SCĐ: giao diện cửa sổ bản vẽ trong phần mềm GIMP, giao diện bảng chọn màu, …
  • Các máy tính cài sẵn phần mềm Animiz.
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SCĐ, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (thước, bút, …), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, tìm hiểu phần mềm Animiz.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

- Giúp HS nhận biết được các ưu điểm của vẽ trang trí bằng phần mềm đồ họa mà vẽ trang trí bằng giấy, bút thông thường không có.

  1. b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm học tập: HS thảo luận về câu hỏi trong phần khởi động của bài học, gây hững thú tìm hiểu cách tạo ra phim hoạt hình.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi theo nội dung phần Khởi động (SCĐ – tr65):

Em hãy mở xem đoạn phim đã tạo ở Bài 2 và nhận xét xem có cần điều chỉnh gì không, em có thể điều chỉnh như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Gợi ý đáp án:

  • Chỉnh sửa hình ảnh, thay nền, thay các đối tượng, …
  • Chỉnh sửa âm thanh, thay đổi âm thanh, thời lượng, …
  • Thêm đoạn hội thoại âm thanh cho nhân vật, phụ đề cho phim, …

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Làm thế nào để chỉnh sửa hình ảnh và âm thanh cho một đoạn phim? Các nhân vật có thể thay lời nói thành một đoạn hội thoại âm thanh không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 3. Chỉnh sửa phim."

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Chỉnh sửa hình ảnh

  1. a) Mục tiêu: giúp HS biết cách chỉnh sửa hình ảnh.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ và thảo luận nhóm để tìm hiểu về cách chỉnh sửa hình ảnh trong một đoạn phim.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS hình thành được kiến thức bài học về chỉnh sửa hình ảnh, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nêu hoạt động thực hành tạo sản phẩm (SCĐ – tr.74)

 Hãy sử dụng phần mềm Animiz để thực hành chỉnh sửa hình ảnh (về cảnh nền, đối tượng, nhân vật) trong đoạn phim về chủ đề “Thời tiết và hoạt động ngoài trời” đã được tạo ở Bài 2 như sau:

1. Thay đổi một số đối tượng cảnh nền ở phân cảnh của cảnh 1.

2. Bổ sung vào phân cảnh 1 của cảnh 2: Bình và An trên đường đi học, vừa đi vừa nói chuyện.

3. Bổ sung thêm một cảnh vào phần đầu phim: Bản tin dự báo thời tiết của thành phố trong một ngày.

- GV làm mẫu và giải thích chi tiết các bước làm để HS theo dõi.

- GV yêu cầu HS sử dụng phần mềm Animiz để tạo nhân vật hoạt hình theo 5 bước trên và báo cáo kết quả trước lớp.

- Sau khi HS hoàn thiện bài, GV kết luận về nội dung thực hành tạo sản phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Chỉnh sửa hình ảnh

Thực hành tạo sản phẩm

Bước 1: Mở dự án phim

Khởi động Animiz, chọn Open project, chọn tệp dự án phim “Thoitiet.am”.

Bước 2: Thay đổi cảnh nền

 

Bước 2.1. Thay đổi đối tượng

-   Thay hình nền: Trên khung Timeline, tại dòng Background, chọn Image BG của phân cảnh, nháy chuột phải và chọn Replace background, chọn BG Color và chọn màu nền.

-   Thay đổi bức tranh:

+ Xóa tranh cũ: Trên khung Timeline (hoặc khung Canvas), chọn đối tượng Culture & Art, chọn biểu tượng thùng rác (Delete object).

+ Thêm tranh mới: Trên thanh đối tượng, chọn SVG, chọn nhóm Decoration, chọn đối tượng tranh. Thay đổi kích thước và di chuyển tranh đến vị trí như Hình 1.

Bước 2.2. Thêm các đối tượng

-   Vẽ bức tường

+ Trước khi vẽ tường nên tạm ẩn các đối tượng khác để chúng không xuất hiện trên khung Canvas: Trên khung Timeline, tại dòng của đối tượng, chọn nút ẩn bên cạnh đối tượng đến khi xuất hiện hình con mắt. Để cho hiển thị lại đối tượng cũng chọn vào nút này để xuất hiện hình dấu chấm.

+ Chọn Shape trên thanh đối tượng, chọn Rectangle (R), vẽ hình chữ nhật trên khung Canvas. Chọn Border color và chọn màu đường viền. Chọn Fill color và chọn màu cho hình chữ nhật. Sau đó, vẽ chân bức tường màu nâu bằng cách tương tự.

-   Cho hiện lại các đối tượng khác.

-   Cho các đối tượng xuất hiện trên bức tường: Trên khung Timeline, di chuyển bức tranh (Culture & Art), tủ (Furniture 2), bàn (Furniture 3) lên bức tường Rectangle (R) và Rectangle(R) 1.

-   Thêm cánh cửa: chọn SVG trên thanh đối tượng, chọn nhóm Houseware, chọn đối tượng cửa, thay đổi kích thước và di chuyển đến vị trí.

-   Thêm tấm thảm, bình cắm hoa: thực hiện tương tự như trên cảnh cửa ở trên.

Bước 3: Thêm nhân vật

-    Thêm nhân vật Bình:

+ Chọn Roles trên thanh đối tượng, chọn Littleboy, chọn hiệu ứng hành động Talk & Simle.

+ Trên khung Timeline, chọn dòng Littleboy, chọn  bên cạnh  để thêm hiệu ứng hành động, chọn hiệu ứng Walking.

+ Trên khung Timeline, chọn dòng Littleboy, chọn  để thêm hiệu ứng xuất hiện, chọn hiệu ứng Move, chọn kiểu di chuyển Slow start & Slow Stop. Trên khung Canvas, chọn đường di chuyển cho nhân vật.

-    Thêm nhân vật An: thực hiện tương tự như trên.

-    Điều chỉnh thời gian xuất hiện các đối tượng trong phân cảnh 2 từ giây thứ 10 đến giây thứ 20 trên khung Timeline.

Bước 4: Thêm cảnh vào đầu phim

Bước 4.1. Thêm cảnh

-    Chọn New Scene tại vùng thiết đặt cảnh, chọn Blank scene để tạo cảnh trống.

(Có thể lấy các cảnh có sẵn bằng cách thực hiện lệnh Edit\Import selected scene rồi chọn cảnh muốn nhập. Có thể lấy cảnh của một dự án phim khác bằng cách thực hiện lệnh File\Merge Project rồi chọn dự án phim)

Bước 4.2. Thêm các phân cảnh

Phân cảnh 4

-    Tạo hình nền: chọn Background, chọn Image BG, chọn hình nền.

-    Tạo các đối tượng là hình ảnh các hiện tượng thời tiết: các ảnh SVG này được lấy từ video mẫu Weather Reports.

+ Chọn Home để trở về giao diện ban đầu.

+ Chọn video mẫu: Trong nhóm video mẫu Education, chọn video Weather Reports.

+ Lưu đối tượng vào thư viện: Chọn tối tượng ảnh mặt trời (SVG) trên khung Canvas hoặc Timeline, nháy chuột phải, chọn Add to My Library, nhập tên svg sunny vào mục Please enter a title. Thực hiện tương tự với các đối tượng ảnh hiện tượng khác.

+ Mở dự án phim “Thoitiet.am”, đưa các đối tượng ảnh về hiện tượng thời tiết trong thư viện vào phân cảnh 4 như hướng dẫn ở trên.

-    Thêm hiệu ứng cho mỗi đối tượng: chọn hiệu ứng xuất hiện None, Move và hiểu ứng biến mất Flip Out Y.

-    Điều chỉnh thời gian xuất hiện của các hình ảnh thời tiết: hiệu ứng Move bắt đầu lần lượt từ các điểm thời gian: 0s, 2s, 4s, 6s và xuất hiện trong 10s.

Phân cảnh 5

Tạo các đối tượng hình ảnh cho phân cảnh 5 xuất hiện từ điểm thời gian 10s. Việc thực hiện tương tự như hướng dẫn ở trên.

Bước 4.3. Chuyển thứ tự cảnh

Chuyển cảnh vừa thêm (cảnh 3) lên vị trí đầu phim: Tại vùng thiết đặt cảnh, chọn cảnh 3 và di chuyển bằng chọn mũi tên lên đến vị trí đầu tiên.

Bước 5: Thêm hiệu ứng chuyển cảnh

Chọn Add transition giữa hai cảnh, chọn hiệu ứng chuyển cảnh.

Có thể chọn thời gian chuyển cảnh ở ô Duration, số lần chuyển tại ô Amount, hướng chuyển ở ô Direction.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 3: Chỉnh sửa phim

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 3: Chỉnh sửa phim, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều CĐ 3 Bài 3: Chỉnh sửa phim

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay