Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Bài 1: Giới thiệu phần mềm làm phim hoạt hình. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
- Giúp HS nhận biết được các ưu điểm của vẽ trang trí bằng phần mềm đồ họa mà vẽ trang trí bằng giấy, bút thông thường không có.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi theo nội dung phần Khởi động (SCĐ – tr59):
GV chia lớp thành nhóm 4 – 6 HS, xem phim và thảo luận.
Theo thảo luận của nhóm em, để tạo đoạn phim này cần làm những công việc gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý:
+ Xây dựng kịch bản phim.
+ Tạo nhân vật, lời nói, hành động của nhân vật.
+ Tạo bối cảnh, hình ảnh, …
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Phim hoạt hình có những thể loại nào? Làm thế nào để xây dựng một bộ phim hoạt hình? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 1. Giới thiệu phần mềm làm phim hoạt hình."
Hoạt động 1. Hoạt hình 2D và 3D
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ và trả lời câu hỏi: + Hãy kể tên một vài bộ phim hoạt hình mà em biết? + Có những loại hoạt hình phổ biến nào? - GV chiếu một số hình ảnh về phim hoạt hình và yêu cầu HS so sánh. - GV đặt câu hỏi: Các bộ phim trên có phổ biến và hấp dẫn không? Vì sao? - GV kết luận về vai trò của phim hoạt hình trong giải trí và đời sống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
1. Hoạt hình 2D và 3D Có hai loại phim hoạt hình phổ biến là hoạt hình 2D và 3D - Trong hoạt hình 2D, các nhân vật và các đối tượng chuyển động trong không gian hai chiều. Cảm giác về sự chuyển động được tạo ra khi các bản vẽ (khung hình) riêng lẻ được xuất hiện nối tiếp nhau theo thời gian. - Trong hoạt hình 3D, các nhân vật và đối tượng chuyển động trong không gian ba chiều. Phân bố độ ánh sáng tối của hình ảnh rất được chú ý vì nó tạo ra cảm giác chân thực về chiều sâu.
|
Hoạt động 2. Kịch bản phim
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Giới thiệu kịch bản phim Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SCĐ và trả lời câu hỏi: + Theo em, các bước cơ bản để làm một bộ phim hoạt hình là gì? + Bước nào là quan trọng nhất?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, tham khảo SCĐ trả lời một số câu hỏi sau: + Kịch bản phim là gì? + Xây dựng kịch bản phim là làm gì?
- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về kịch bản phim. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày sản phẩm của mình. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi vẽ hình. |
2. Kịch bản phim a) Giới thiệu kịch bản phim - Các bước cơ bản làm phim hoạt hình bao gồm: (1) Xây dựng kịch bản phim. (2) Chuẩn bị tư liệu phim. (3) Dựng phim. (4) Chỉnh sửa phim. (5) Xuất phim. - Xây dựng kịch bản phim là bước rất quan trọng vì nó quyết định những công việc cần làm ở những bước tiếp theo và trong đó sử dụng nhiều thuật ngữ của lĩnh vực làm phim hoạt hình trên phần mềm. - Kịch bản phim là diễn biến của câu chuyện hoặc truyền tải một thông điệp theo một chủ đề. - Xây dựng kịch bản phim là từng bước mô tả diễn biến này thông qua các cảnh, mỗi cảnh có thể có một hoặc nhiều phân cảnh. Một số phân cảnh có cảnh nền và hoạt động của các nhân vật, đối tượng. Trong đó: + “Đối tượng”: hình ảnh (hình nền, đoạn hội thoại, ...), hiệu ứng, âm thanh, video. + “Hoạt động”: hành động nói, cười, biểu cảm trạng thái và chuyển động của nhân vật. + “Cảnh nền”: hình nền và các đối tượng được bố trí trong hình nền đó. |
Nhiệm vụ 2. Xây dựng kịch bản phim Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành hoạt động thực hành sản phẩm (SCĐ – tr60) Các nhóm chọn chủ đề cho nhóm mình, GV hướng dẫn HS làm mẫu chủ đề: “Thời tiết và hoạt động ngoài trời”. - GV làm mẫu và giải thích chi tiết các bước làm để HS theo dõi. - GV đặt câu hỏi: + Có những hiện tượng thời tiết nào? (Nắng, mưa, bão,…) + Chọn nhân vật cho kịch bản, chọn tình huống cho nhân vật. + Có những cảnh nền nào? Đưa nhân vật nào vào cảnh cho phù hợp. + Sắp xếp các phân cảnh tương ứng.
- Sau khi HS hoàn thành xong bài tập nhóm, GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày bài và tổng kết nội dung về xây dựng kịch bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Kịch bản phim b) Xây dựng kịch bản phim Bước 1: Xây dựng chủ đề và nội dung phim Chủ đề: Thời tiết và hoạt động ngoài trời. Nội dung: Kể về một buổi đi học của hai bạn An và Bình gặp trời mưa. Trước khi đi học, Bình được mẹ nhắc là mang theo áo mưa vì theo dự báo thời tiết thời trời sẽ có mưa. Bình vâng lời nhưng do vội nên đã quên mang theo áo mưa. An và Bình trên đường đi học, bỗng mây đen kéo đến và đổ mưa. Hai bạn phải chạy để tránh mưa. Bước 2: Xây dựng các nhân vật và cảnh nền Nhân vật: Bình, mẹ Bình, An. Cảnh nền: (1) cảnh trong nhà của Bình; (2) Cảnh một đoạn đường phố có nắng nhẹ; (3) Cảnh một đoạn đường phố khác có mưa. Đưa nhân vật vào cảnh nền: Bình và mẹ Bình vào cảnh (1), Bình và An vào cảnh (3). Bước 3: Xây dựng cảnh và các phân cảnh, sắp xếp các phân cảnh theo diễn biến câu chuyện Cảnh 1: Bình chuẩn bị đi học Phân cảnh 1: Gồm cảnh nền (1), các nhân vật mẹ Bình và Bình, hội thoại giữa Bình và mẹ Bình.
Cảnh 2: An và Bình trên đường đi học Phân cảnh 1: cảnh nền (2) Phân cảnh 2: gồm cảnh nền (3), các nhân vật An và Bình đang chạy trên đường. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 1: Giới thiệu phần mềm, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều CĐ 3 Bài 1: Giới thiệu phần mềm