Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3 Bài 8: Bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra (P3). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 7. Tổng kết bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tổng kết các kiến thức đã học trong bài. - GV tổ chức để HS thực hiện mục “EM CÓ THỂ” theo nhóm ở nhà. - GV tổng kết bài học và giao nhiệm vụ về nhà cho HS Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ôn tập lại các kiến thức đã học về bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày, tổng kết các kiến thức trong bài học - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. |
V. TỔNG KẾT Các kiến thức trọng tâm · Bộ khuếch đại và bộ khuếch đại thuật toán. · Những tính chất của bộ khuếch đại thuật toán. · Ưu điểm của bộ khuếch đại thuật toán so với các bộ khuếch đại thông thường khác. · Nguyên tắc hoạt động của bộ khuếch đại thuật toán dùng để điều khiển relay điện từ đóng ngắt thiết bị tiêu thụ điện. · Cách mắc LED với đầu ra của bộ khuếch đại thuật toán. |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Tính chất của bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng:
Câu 2: Cấu tạo của relay ở dạng đơn giản gồm thiết bị nào?
Câu 3: LED là một linh kiện điện tử biến đổi điện năng thành
Câu 4: Cần mắc điện trở như thế nào với đèn LED ở lối ra của mạch khuếch đại thuật toán?
Câu 5: Vai trò của bộ khuếch đại thuật toán trong việc hiệu chuẩn thiết bị đo:
- GV chiếu bài tập tự luận củng cố thêm kiến thức cho HS về suy giảm tín hiệu: Hãy nêu các tính chất của bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập trắc nghiệm:
1 - D |
2 – B |
3 - B |
4 - B |
5 - A |
* Bài tập tự luận
Các tính chất của bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng.
- Có thể khuếch đại được tín hiệu có biên độ rất nhỏ
- Cho phép khuếch đại được tín hiệu có công suất rất nhỏ mà không làm suy giảm tín hiệu do bị tiêu hao năng lượng.
- Có thể hoạt động ở mọi tần số
- Tín hiệu không có thời gian trễ
- Không gây nhiễu trong quá trình khuếch đại
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm tương ứng với 3 chủ đề cần thảo luận theo các bước của dự án trình bày trong SGK: Thực hiện dự án tìm hiểu về bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra theo các bước sau:
- GV giao nhiệm vụ mỗi nhóm thảo luận 1 chủ đề.
Chủ đề 1: Phân tích những ưu điểm của mạch khuếch đại thuật toán có trở kháng lối vào lớn và trở kháng lối ra nhỏ
Gợi ý:- Đối với tín hiệu vào, mạch khuếch đại thuật toán được coi như mạch tiêu thụ điện với nguồi tín hiệu. Nếu điện trở của mạch tiêu thụ (trở kháng vào của mạch khuếch đại) càng lớn thì tín hiệu càng ít bị suy giảm do dòng điện tiêu thụ của mạch này nhỏ.
- Đối với tín hiệu ra, mạch khuếch đại thuật toán được coi như nguồn điện và trở kháng ra được coi như điện trở trong của nguồn điện. Nếu điện trở này càng nhỏ thì tin hiệu ra càng ít bị suy giảm do không bị tiêu hao năng lượng nhiệt bên trong “nguồn điện”.
Có thể dùng định luật Ohm tính toán định lượng để giải thích chi tiết cho các lập luận trên.
Chủ đề 2: Thảo luận về những ưu điểm của relay điện từ so với công tác điện thông thường. Tại sao trong thiết bị đóng, ngắt nguồn điện tự động, người ta lại dùng relay mà không dùng công tắc điện thông thường?
Gợi ý:- Trong một số trường hợp không thể đóng, ngắt mạch điện trực tiếp được bằng tay thì người ta phải dùng relay điện từ để đóng, ngắt mạch điện từ xa. Ví dụ: những nơi nguy hiểm có hoá chất độc hại hoặc có nguồn điện cao áp,... người ta có thể dùng relay điện từ sử dụng với một nguồn điện công suất nhỏ ở xa để bật, tắt thiết bị.
- Trong lĩnh vực đo lường điều khiển, các tín hiệu điều khiển thiết bị là tín hiệu điện, do đó có thể dùng tín hiệu này bật, tắt relay để điều khiển hoạt động của thiết bị theo chương trình. Điều này không thể làm được với công tắc thông thường.
Chủ đề 3: Thiết bị đầu ra của một mạch khuếch đại thuật toán gồm một LED có điện áp hoạt động là 2 V được mắc nối tiếp với một điện trở. Trong trường hợp chưa biết dòng định mức của LED, hãy thảo luận và đưa ra một phương án thí nghiệm để tìm giá trị của điện trở này.
Gợi ý: Điện trở được mắc nối tiếp với LED phải có giá trị sao cho khi mắc vào mạch điện thì điện áp trên LED không được vượt quá 2 V. Có thể dùng thực nghiệm để xác định điện trở này bằng cách:
HS cũng có thể đưa ra phương án khác. Ví dụ: Mắc LED vào nguồn điện 2 V và đo dòng qua nó. Dòng điện này chính là dòng định mức của LED. Biết được dòng định mức và điện áp ra của mạch khuếch đại thuật toán ta có thể tính được điện trở
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, thực hiện dự án học tập về 1 trong 3 chủ đề GV đưa ra
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS của các nhóm trình bày kết quả dự án
- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
*Hướng dẫn về nhà
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Vật lí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 Kết nối CĐ 3 Bài 8: Bộ khuếch đại thuật, soạn giáo án chuyên đề Vật lí kết nối CĐ 3 Bài 8: Bộ khuếch đại thuật