Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3 Bài 9: Mạch điện ứng dụng đơn giản (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CÓ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐẦU RA (3 TIẾT)
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
'- GV đặt vấn đề: Trong ngôi nhà thông minh, cánh cửa có thể tự đóng và mở khi có người qua lại, vòi nước có thể tự mở và tự khóa khi có người sử dụng, bóng đèn có thể tự bật khi trời tối và tự tắt khi trời sáng.
- GV nêu câu hỏi: Làm thế nào để các thiết bị này có thể hoạt động một cách tự động như vậy?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV giới thiệu và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt để các thiết bị này có thể tự đóng, ngắt mạch điện thì cần phải có một relay và mạch điện tạo dòng điện điều khiển relay. Đó cũng là nội dung bài học hôm nay: Bài 9: Mạch điện đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra
Hoạt động 1. Khảo sát mạch tạo tín hiệu bật – tắt thiết bị
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhó, hướng dẫn HS lập bảng số liệu
- GV hướng dẫn từng nhóm lắp mạch với R0, R1 là biến trở, thiết bị đầu ta là một đèn LED (lưu ý, LED pahri được nối tiếp với điện trở) Mạch điện tạo tín hiệu điều khiển đèn LED - HS lắp mạch điện và lập bảng số liệu theo hướng dẫn của GV và tiến hành khảo sát mạch điện theo cách sau: 1. Điều chỉnh biến trở R0 sao cho U0 ở giá trị xác định. 2. Điều chỉnh R1 để thay đổi US đồng thời quan sát đèn LED và ghi kết quả vào bảng. 3. Nhận xét hoạt động của mạch điện. - GV tổng hợp các nhận xét của HS và đưa ra kết luận: với tất cả các giá trị của US sao cho Us>U0 thì đèn sáng và Us <U0 thì đèn tắt. Do đó U0 được xem như điện áp ngưỡng để bật – tắt bóng đèn. Vậy, nếu ta thay biến trở R1 bằng một cảm biến có điện trở thay đổi theo giá trị của đại lượng vật lí mà cảm biến đó nhạy (ví dụ: cảm biến nhiệt, cảm biến ánh sáng) và thiết bị đầu ra là một relay thì chúng ta có thể điều khiển bật – tắt thiết bị điện thông qua cảm biến. - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu 1, 2 trong SGK – tr54 1. Vai trò của bộ khuếch đại thuật toán trong sơ đồ Hình 9.1 là gi? Có thể dùng tín hiệu trực tiếp từ cảm biến để điều khiển thiết bị mà không cần mạch khuếch đại được không? 2. Tại sao điện trở của cảm biến trong Hình 9.2 thay đổi lại làm tín hiệu điện áp tới chân vào không đảo của bộ khuếch đại thuật toán thay đổi? - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, sau đó tổng hợp các ý kiến và đưa ra đáp án cuối cùng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, tìm hiểu mạch điện tạo tín hiệu điều khiển tự động sử dụng cảm biến - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS của các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. |
I. MẠCH ĐIỆN TẠO TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG CẢM BIẾN * Câu hỏi (SGK – tr54) 1. Khuếch đại thuật toán trong trường hợp này đóng vai trò khuếch đại tín hiệu. Tín hiệu từ cảm biến thường rất nhỏ nên không thể dùng để điều khiển trực tiếp thiết bị mà không qua mạch khuếch đại. 2. Nếu thay đổi giá trị điện trở thì điện áp US sẽ thay đổi theo sự thay đổi theo điện trở của cảm biến, mỗi khi US vượt qua giá trị U0 thì điện áp đầu ra sẽ thay đổi mức giá trị. * Kết luận - Bộ khuếch đại thuật toán kết hợp với cảm biến có thể tạo thành mạch điện đơn giảm để điều khiển thiết bị tự động - Mỗi khi US vượt quá giá trị U0 thì điện áp đầu ra sẽ thay đổi mức giá trị. Nếu nối đầu ra với một relay hoặc một thiết bị cảnh báo thì ta sẽ có một thiết bị đóng ngắt mạch điện hoặc cảnh bảo ngưỡng tự động.
|
Hoạt động 2. Thiết kế mạch điện chiếu sáng tự động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập '- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức ở bài trước để vẽ sơ đồ thiết bị với đầu ra là relay điện từ để bật, tắt bóng đèn. - GV chia lớp thành từng nhóm để chuẩn bị thực hành. - HS sẽ thảo luận và thiết kế mạch điện trong đó thiết bị đầu ra là một relay được mắc để bật – tắt bóng đèn và RS là một quang điện trở. - GV kiểm tra sơ đồ mạch điện và yêu cầu HS mắc mạch điện, đồng thời hướng dẫn HS đặt ngưỡng chiếu sáng: Con chạy của biến trở Ro được đặt ở vị trí sao cho điện áp U0 chỉ nhỏ hơn điện áp US lúc trời tối 1 chút, - HS mắc mạch điện và thực hành theo hướng dẫn của GV. - HS giải thích nguyên tắc hoạt động của mạch điện và trả lời câu hỏi tại sao sau khi chỉnh biến trở lại có thể đặt ngưỡng chiếu sáng cho bóng đèn. - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK – tr55: Trong sơ đồ mạch điện tử chiếu sáng, tại sao phải đặt điện áp U0, chỉ cao hơn giá trị điện áp trên cảm biến lúc trời tối một chút? - GV yêu cầu HS đọc thêm phần “Em có biết” trong SGK – tr55 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, nghiên cứu nội dung trong SGK để thiết kế mạch điện chiếu sáng tự động Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS của các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. |
II. MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG CẢM BIẾN 1. Mạch điện tự động chiếu sáng Sơ đồ mạch điện thiết bị tự động chiếu sáng * Câu hỏi (SGK – tr55) Điện áp trên cảm biến lúc trời tối tương ứng với ngưỡng chuyển mạch bật, tắt bóng điện mà ta mong muốn, do đó phải đặt điện áp U0 bằng điện áp này. Nếu đặt điện áp U0 xa với điện áp này thì sẽ dẫn đến trường hợp trời sáng nhưng đèn vẫn bật hoặc ngược lại trời tối nhưng đèn vẫn tắt. |
----------------------------Còn tiếp----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Vật lí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 Kết nối CĐ 3 Bài 9: Mạch điện ứng dụng, soạn giáo án chuyên đề Vật lí kết nối CĐ 3 Bài 9: Mạch điện ứng dụng