Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 10 KNTT bài: Dục thúy sơn

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức bài: Dục thúy sơn. Soạn giáo án HĐTN 3 CTSTđược thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Dục thúy sơn

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Dựa vào nhan đề Dục Thúy sơn bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về nội dung gì?

- GV gợi ý: Dục Thúy Sơn dịch ra còn có nghĩa là Núi Dục Thúy. Nghe qua nhan đề đã phần nào hiểu được ý nghĩa của bài thơ là miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của núi Dục thúy.

TÊN BÀI HỌC, NỘI DUNG BÀI HỌC

DỤC THÚY SƠN

Nội dung bài học:

  1. Đọc hiểu chung
  2. Đọc văn bản
  3. Tìm hiểu cảnh vật thiên nhiên núi Dục Thúy
  4. Nỗi niềm hoài niệm của tác giả
  • Tổng kết
  1. Nội dung
  2. Nghệ thuật

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Đọc hiểu chung

Câu hỏi:

+ Tác phẩm Dục Thúy sơn thuộc tập thơ nào?

+ Bố cục gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

+ Dục Thúy Sơn thuộc thể loại thơ  nào?

Trả lời:

  • Dục Thúy Sơn được rút từ tập Ức Trai thi tập.
  • Được viết vào sau cuộc kháng chiến chốn quân Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn.
  • Bố cục được chia thành 2 phần:

+ Phần 1: 6 câu đầu: Vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thúy

+ Phần 2: 2 câu cuối: Cảm hoài man mác

  • Bên cạnh đó nó cũng có thể chia làm cấu trúc đề - thực – luận – kết hoặc kết cấu 2/4/2 trong đó 2 câu đầu là giới thiệu về cảnh vật, bốn câu sau là bức tranh sơn thủy hữu tình và 2 câu kết là tâm sự hoài niệm của nhà thơ.
  • Dục Thúy Sơn được viết theo thể ngũ ngôn
  1. Đọc hiểu văn bản
  2. Tìm hiểu cảnh vật thiên nhiên núi Dục Thúy

Câu hỏi:

+ Cảnh thiên nhiên núi Dục Thúy được miêu tả thế nào?

+ Bức tranh cận cảnh núi Dục thúy có gì đặc biệt? Những liên tưởng xuất hiện khi say đắm ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi?

Trả lời:

  • Vẻ đẹp toàn cảnh của núi Dục Thúy hiện lên vô cùng rõ nét qua câu 3 và 4:

Cảnh tiên nơi cõi tục

Mặt nước nổi hoa sen”

Cảnh núi Dục Thúy hiện lên như cảnh thân tiên trên cõi tục. Được ví như một bông hoa sen nổi trên mặt nước.

  • Không so sánh mà trực tiếp biểu thị núi Dục Thúy với đóa sen.

+ Hình ảnh hoa sen biểu trưng cho sự thoát tục cõi tiên rơi xuống trần gian.

+ Ngôn ngữ tinh xác, tạo ấn tượng sâu đậm cho người đọc ngươi nghe. Từ “phù” nghĩa là nổi nhưng lay động tại chỗ, từ “trụy” có nghĩa là rơi rớt từ trên cao xuống => thể hiện sự sống động trong miêu tả.

  • Câu 5 và câu 6 thể hiện dấu ấn riêng mạnh mẽ của tâm hồn Nguyễn Trãi

Bóng tháp hình trâm ngọc

Gương sông ánh tóc huyền”

+ Tác giả so sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc màu xanh, ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu vào mái tóc biếc… Hai hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình và nên thơ thường được dùng để miêu tả vẻ đẹp của người con gái.

+ Thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người. Lấy vẻ đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc.

+ Sự liên tưởng vô cùng hiện đại, đặc biệt và hiếm gặp trong thơ cổ.

+ Nếu như thơ cổ dùng vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực thì Nguyễn Trãi lại lấy vẻ đẹp con người là thước đo.

  • Điều đó cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ
  1. Nỗi niềm hoài niệm của tác giả

Câu hỏi:

  • Hai câu cuối của bài thơ nhắc đến hình ảnh của nhân vật nào?
  • Nó thể hiện điều gì ở tâm hôn nhà thơ?

Trả lời:

  • 2 câu cuối bài thơ là nỗi niềm hoài niệm của nhà thơ:

Nhớ xưa Trương Thiếu bảo

Bia khắc dấu rêu hoen”

+ Nhân vật Trương Thiếu ở đây là hình ảnh của bậc danh sĩ cao khiết Trương Hán Siêu dưới triều Trần người đã  đã được Vua Trần ban cho danh vị cao quý Thiếu bảo. Tên tuổi của ông gắn liền với Dục thúy sơn.

+ Nguyễn Trãi không gọi đích danh tên của Trương Hán Siêu mà  gọi dnh vị của ông thể hiện sự tôn kính, trọng vọng với người xưa.

+ Tác giả đứng trên núi Dục Thúy nhìn núi ngắm tháp mà bùi ngùi thương nhớ người xưa, hình ảnh Trương Thiếu bảo còn phảng phất đâu đây.

  • Lời thơ hàm súc, nỗi niềm hoải cảm sâu lắng mênh mông.
  • Tông kết
  1. Nội dung
  • Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của núi Dục Thúy thần tiên thoát tục.
  • Xen vào đó là nỗi niềm cảm hoài về người xưa của tác giả Nguyễn Trãi.
  1. Nghệ thuật
  • Tác giả sử dụng thể thơ đường luật ngũ ngôn bát cú

Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh, đối nhau thể hiện vẻ đẹp của núi Dục Thúy.

LUYỆN TẬP

Viết 1 đoạn văn khoảng 150 chữ để phân tích một nét dẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Dục Thúy Sơn.

VẬN DỤNG

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Dục thúy sơn

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

+ Ôn tập bài học về văn bản Dục Thúy sơn

+ Soạn bài: Thực hành tiếng Việt

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 10 KNTT bài: Dục thúy sơn

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muôn
  • Giáo án làm theo hướng sinh động, nhiều hình ảnh đẹp nhằm tạo sự thích thú cho học sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint Ngữ văn 10 Kết nối, giáo án điện tử Ngữ văn 10 KNTT bài: Dục thúy sơn, giáo án trình chiếu Ngữ văn 10 kết nối bài: Dục thúy sơn

 

Bài giảng điện tử Ngữ văn 10 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay