Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo [..]. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC!
KHỞI ĐỘNG
Theo bạn, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ một bức tranh.
BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ
( TRUYỆN THƠ)
VĂN BẢN 2: TÚ UYÊN GẶP GIÁNG KIỀU
NỘI DUNG BÀI HỌC
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đặc trưng của truyện thơ Nôm.
Đọc văn bản.
TÌM HIỂU CHI TIẾT
Cốt truyện và chi tiết của văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều.
Nhân vật trong văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều.
Thông điệp.
KẾT LUẬN THEO THỂ LOẠI
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đặc trưng của truyện thơ Nôm
Khái niệm
Là thể loại được sáng tác dưới hình thức văn vần (lục bát hoặc song thất lục bát), có cốt truyện, phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX, dùng thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ của lục bát) để kể chuyện (trần thuật), có khả năng phản ánh về hiện thực xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng.
Phân loại
Truyện thơ Nôm bình dân
Truyện thơ Nôm bác học
Cốt truyện
Sử dụng cốt truyện dân gian, cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống.
Hội ngộ – Lưu lạc – Đoàn viên.
Nhân – quả.
Nhân vật
·
Nhân vật chính diện
·
Nhân vật phản diện
Thường được xây dựng theo khuôn mẫu.
Ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm
Có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có nhiều tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện.
Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Truyện thơ Nôm bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ, điển tích, điển cố.
2. Đọc văn bản
Trả lời câu hỏi
Trình bày những hiểu biết của bạn văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”.
Tìm tất cả những điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” và lí giải ý nghĩa của chúng. Cho biết hầu hết những điển tích, điển cố đó bắt nguồn từ đâu?
q
Văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”
Văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”được trích từ truyện Nôm Bích Câu kì ngộ (từ câu 305 đến câu 360).
Truyện Nôm Bích Câu kì ngộ nguyên là truyện viết bằng chữ Hán, được cho là của Đoàn Thị Điểm, về sau được dịch ra truyện Nôm và phổ biến rộng rãi.
Trước đây, nhiều người cho là tác phẩm này là của một tác giả khuyết danh nhưng theo các nhà nghiên cứu hiện nay thì người sáng tác thơ là Vũ Quốc Trân sống ở khoảng giữa thế kỉ XIX.
q
Điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”
Sông Tương
Tục truyền hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh – vợ vua Thuấn đã khóc chồng bên bờ sông Tương, ở đây chỉ nỗi tương tư của nhân vật.
Bát trân
Tám món ăn quý. Theo sách Chu lễ, tám món ăn ấy là: bột ngào, bánh mỡ, heo quay, dê thui, chả quết, thịt ướp, nem luộc và gan nướng, ở đây chỉ thức ăn ngon.
Chúa Đông
tức Đông Quân, vị thần coi về mùa xuân, ở đây chỉ mùa xuân.
Bếp trời
tức Thiên Trù, tên một ngôi sao chăm lo việc bếp nhà trời.
Ba sinh
theo thuyết luân hồi của Phật giáo thì con người có ba kiếp.
Tơ trăng
Dây tơ hồng của Nguyệt Lão se duyên vợ chồng.
Tác hợp duyên trời
Theo câu “thiên tác chi hợp” trong Kinh Thi, ý nói cái duyên tự trời gây nên.
Gieo cầu
Chọn người để lấy làm chồng. Do tích vua Hán Vũ Đế cho công chúa ngồi trên lầu ném quả cầu xuống, ai cướp được thì lấy người ấy. Về sau, các nhà quyền quý cũng bắt chước cách này để kén rể.
Gieo thoi
ném cái thoi, chỉ người con gái phải biết giữ mình, bảo toàn tiết hạnh. Trong Tấn thư chép chuyện Tạ Côn đời Tấn ghẹo cô gái hàng xóm họ Cao lúc cô đang dệt cửi, bị cô lấy con thoi ném làm Tạ Côn gãy mấy hai cái răng.
Túc trái
nợ từ kiếp trước, theo Phật giáo.
Mái Tây
Chỉ Tây sương kí – một vở kịch của Vương Thục Phủ kể về câu chuyện tình yêu giữa nàng Thôi Oanh và thư sinh Trương Quân Thụy. Nàng Oanh Oanh chủ động gặp chàng ở mái Tây chùa Phổ Cứu.
Vũ y, Nghê thường
Vũ y là quần áo múa, nghê thường là xiêm y của các nàng tiên, màu sắc sặc sỡ như cầu vồng.
Dị Văn Lục chép: Vua Đường Minh Hoàng nhân đêm Trung thu được một đạo sĩ hóa phép đưa lên chơi cung trăng. Các tiên nữ trên cung trăng xiêm áp lộng lẫy, múa hát duyên dáng. Khi về lại cõi trần, nhà vua phóng theo điệu nhạc của các tiên nữ trên cung trăng mà tạo ra điệu “Nghê thường vu y khúc” cho các cung nhân múa hát.
Nguồn gốc của những điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”: hầu hết đều mượn những điển tích, điển cố của Trung Quốc, ngoài ra còn mượn các quan niệm từ Phật giáo và Nho giáo (Kinh Thi), sách Chu lễ…
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Bài giảng điện tử Ngữ văn 11 CTST, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 Chân trời Bài 3 Đọc 2: Tú Uyên gặp Giáng, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 3 Đọc 2: Tú Uyên gặp Giáng