Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 CTST Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo [..]. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

THẢO LUẬN NHÓM

Viết một đoạn hội thoại ngắn với tình huống những người bạn lâu năm hôm nay mới có dịp gặp lại, cùng nhau trò chuyện, hỏi han và diễn lại tình huống đó.

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ
( TRUYỆN THƠ)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ NÓI

LÝ THUYẾT

Khái niệm

Là lời nói sử dụng trong giao tiếp hằng ngày; thể hiện thái độ, phản ứng tức thời của người nói và người nghe.

Ngôn ngữ nói thường có những đặc điểm cơ bản

  • Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi, to, nhỏ…), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.
  • Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen,…
  • Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp. Câu tỉnh lược thường dùng để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp).
  • Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…

LUYỆN TẬP

Bài 1: Có những trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết. Lấy ví dụ và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói chung trong các trường hợp đó.

Ví dụ về cuộc đối thoại:

- Alberto: Chào Marta, bạn có khỏe không?

- Marta: Rất tốt! Bạn có khỏe không?

- Alberto: Mọi thứ đều ổn. Tôi đã không gặp bạn trong một thời gian dài.

- Marta: Đó là sự thật, tôi đã đi du lịch, tôi đã gặp một số quốc gia ở châu Á trong năm qua.

- Alberto: Nghe có vẻ rất thú vị! Bạn có mang theo kỷ niệm không?

- Marta: Vâng, tôi đã mang theo một chiếc móc khóa từ mọi quốc gia tôi đến thăm.

                    Các lời thoại thường được đặt sau dấu hai chấm, bắt đầu bằng các dấu gạch đầu dòng.

Bài 2: Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?

  1. a) - Tươm rồi đấy, anh - Cô gái nói trong bóng tối.

- Cảm ơn nhé, Nhật Giang!

Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:

- Ô Kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?

Tôi cười, không đáp.

- À, em biết rồi. Anh toạ độ chứ gì mà. Các ảnh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thể nào cũng trúng, chứ gì?

- Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế đâu, đoán mò sao được.

(Bảo Ninh, Giang)

  1. Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng, hai tay sờ trán lia lịa.

- Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!

Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi:

- Tía ơi, đốt nó đi, tía!

Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:

- Đừng! Không nên giết ong, son à! Để tía đuổi nó cách khác...

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Trả lời:

Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

Đoạn trích a

Đoạn trích b

Đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.

- Có thể hình dung về ngữ điệu trong các lời thoại của nhân vật khi thực hiện đoạn đối thoại ở dạng nói.

- Các lời thoại đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói.

- Có thể hình dung về ngữ điệu trong các lời thoại của nhân vật khi thực hiện đoạn đối thoại ở dạng nói.

- Các lời thoại đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói.

Thường sử dụng khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy…

 

Sử dụng khẩu ngữ (tươm), tiếng lóng (tọa độ), trợ từ (đấy, đâu…), thán từ (ô, kìa, à…), từ ngữ chêm xen, đưa đẩy (ừ nhỉ)…

 

Sử dụng từ ngữ địa phương (tía, nè,…), trợ từ (à, nè,..,), thán từ (ơi)…

 

Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp.

 

Sử dụng câu tỉnh lược: Tươm rồi đấy, anh.

 

Sử dụng câu tỉnh lược: Đừng! Không nên giết ong, con à!

 

Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…

 

Có những mô tả về nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật: ngạc nhiên, cười.

 

Có những mô tả về nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật: vò trán lia lịa, mỉm cười, khoát khoát tay.

 

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          “Dậy đi em, dậy đi em ơi

          Dậy giữ áo kẻo bọ,

          Dậy phủi áo kẻo lấm!

          Đầu bù anh chải cho,

          Tóc rối đưa anh búi hộ!”

(Truyện thơ dân tộc Thái, Tiễn dặn người yêu)

  1. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
  2. Từ các ngữ liệu ở bài tập 2 và 3, hãy nhận xét về sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và vấn bản truyện thơ.

Trả lời:

  1. Lời của nhân vật trong đoạn trích đã cho có mang một số đặc điểm của ngôn ngữ nói.
  • Trong lời thoại có những từ ngữ thường được dùng trong khẩu ngữ : đi, ơi,…
  • Những câu thường dùng trong lời nói hàng ngày, ví dụ: Dậy đi em, dậy đi em ơi!.

Vì đây là lời của nhân vật trong truyện thơ, có thể bị chi phối bởi vần điệu nên sẽ không phản ánh một cách sinh động, chân thật ngôn ngữ nói trong đời sống hàng ngày.

  • Trong văn bản truyện, các nhà văn luôn cố gắng mô phỏng lời nói của nhân vật sao cho giống nhất với lời nói nguyên dạng trong thực tế giao tiếp.

           Các nhân vật được miêu tả một cách sinh động, chân thật hơn.

  • Còn trong văn bản truyện thơ, vì bị chi phối bởi vần điệu nên lời của nhân vật chỉ mang một số đặc điểm của ngôn ngữ nói chứ không phản ánh một cách sinh động, chân thật ngôn ngữ nói trong đời sống hàng ngày.

Bài 4: Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở mục Tri thức Ngữ văn. Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 CTST Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

TẢI GIÁO ÁN POWERPOINT BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Kết hợp nhiều hoạt động giảng dạy hay, video và nhiều trò chơi thú vị

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

Nhận đủ cả năm ngay sau thanh toán

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 450k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Ngữ văn 11 CTST, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 Chân trời Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ

Bài giảng điện tử Ngữ văn 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay