Ôn tập kiến thức Địa lí 11 CTST bài 10: Liên minh châu Âu

Ôn tập kiến thức địa 11 Chân trời sáng tạo bài 10: Liên minh châu Âu. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. QUY MÔ, MỤC TIÊU, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA EU

- Quy mô:

+ Từ 6 quốc gia thành viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022). 

+ Tổng số dân 447,1 triệu người

+ GDP 17 177,4 tỉ USD

- Mục tiêu:

+ Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất. 

+ Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt (kinh tế, pháp luật, an ninh, nội vụ,...).

+ Duy trì, phát huy giá trị văn hoá và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên. 

+ Duy trì hoà bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới

- Thể chế hoạt động:

+ Bốn cơ quan thể chế ra quyết định chính và điều hành EU là Hội đồng châu  u, Hội đồng Liên minh châu  u, Uỷ ban châu  u và Nghị viện châu  Âu. 

+ Các cơ quan này có chức năng riêng biệt, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU.

II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế

- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô GDP là 17 177,4 tỉ USD (đứng thứ 3 trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc), chiếm 17,8% GDP toàn cầu (năm 2021). 

- EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng trị giá xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới (năm 2021).

- EU chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.

- Đa số các quốc gia thành viên EU có nền kinh tế phát triển.

2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

- Nền kinh tế EU phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động thương mại. 

- Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu. 

- Các bạn hàng lớn của EU là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, ASEAN,... 

- Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của EU là máy móc, thiết bị dược phẩm, xe có động cơ, sản phẩm hoá chất, máy tính, điện tử và sản phẩm quang học,... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, dầu thô và khí tự nhiên, hoá chất và sản phẩm hoá học, máy móc, thiết bị và kim loại cơ bản,...

- EU ủng hộ chính sách tự do thương mại trên toàn cầu.

III. HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT TRONG EU

1. Thị trường chung châu Âu

a) Tự do lưu thông

- Tự do di chuyển: Quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tu do lua chon nơi làm việc được đảm bảo

- Tự do lưu thông dịch vụ: Tự do đối với các dịch vụ như: dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán du lich....

- Tự do lưu thông hàng hoá: Tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu  u các sản phẩm sản xuất hợp pháp mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng

- Tự do lưu thông tiền vốn: Các hạn chế đối với thanh toán. giao dịch được bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản ngân hàng trong nội khối

b) Đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô)

- Việc đưa vào sử dụng đồng Ơ-rô có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu  u, xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh.

2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

Lĩnh vực hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

Nội dung hợp tác

Trong sản xuất nông nghiệp

Nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của EU được hợp tác từ các quốc gia thành viên như công nghiệp hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, điện từ – tin học,..

Trong sản xuất công nghiệp

Các quốc gia thành viên EU cũng tăng cường sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực chung và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Trong lĩnh vực dịch vụ

Chính sách tự do lưu thông đã thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ. Hệ thống giao thông vận tải ở các quốc gia thành viên EU được kết nối thông suốt và hiện đại, giúp việc di chuyển nhanh hơn và an toàn hơn, đồng thời thúc đầy các giải pháp kĩ thuật số và phát triển bền vững. 

3. Liên kết vùng Châu Âu

Khái niệm

Liên kết vùng châu Âu (Euroregion) chỉ một khu vực biên giới của các quốc gia thành viên EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành một số hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá nhằm thực hiện mục tiêu và lợi ích chung của các nước.

Ý nghĩa

- Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền và người dân ở vùng biên giới cùng nhau. thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh để tận dụng lợi thế so sánh của riêng mỗi nước.

- Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước ở khu vực biên giới.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Địa lí 11 Cánh diều bài 10 Liên minh châu Âu, Kiến thức trọng tâm địa lí 11 CD bài 10 Liên minh châu Âu

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com