[toc:ul]
Nhóm:….
1. Khái niệm
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức (đạt được chỉ số trong sản phẩm là không dưới 70% giá trị của tri thức và từ 30% trở xuống là nguyên liệu trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao.
2. Đặc điểm
- Nền kinh tế tri thức đã đặt các ngành công nghệ thông tin lên hàng đầu trong tăng trưởng kinh tế nói chung, được đặc trưng bởi sự hiện diện của nguồn lao động chất lượng cao.
- Nền kinh tế tri thức bao gồm nhiều ngành dịch vụ hơn và yêu cầu công việc đòi hỏi khả năng tư duy và phân tích dữ liệu lớn.
- Trong nền kinh tế tri thức, các tài sản như bằng sáng chế, bản quyền, phần mềm hoặc quy trình độc quyền,.. trở thành nguồn lực quan trọng nhất của đất nước.
- Nền kinh tế tri thức vừa hỗ trợ vừa được thúc đẩy bởi sự đổi mới, nghiên cứu và tiến bộ của khoa học - công nghệ.
- Nền kinh tế tri thức được coi là động lực chính thúc đẩy sự mở rộng ồ ạt việc làm STEM. Các nghề nghiệp trong lĩnh vực STEM, bao gồm các ngành nghề thuộc các lĩnh vực như khoa học máy tính, kĩ thuật, hoá học và sinh học,... có năng suất lao động rất cao. Lao động tri thức trở thành nguồn lực quan trọng nhất, cho phép các công ty và doanh nghiệp cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.
3. Biểu hiện
- Nền kinh tế tri thức đã tác động hầu hết đến mọi lĩnh vực, trong đó ngành công nghệ thông tin và truyền thông là một ví dụ điển hình. Các ứng dụng dịch vụ được tích hợp ngày càng nhiều trên diện thoại di động, đa dạng các tiện ích cho người tiêu dùng. Đối với sản xuất truyền thống như ngành công nghiệp sản xuất ô tô hiện nay đang dần được tự động hoá với các sản phẩm ô tô không người lái. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, sự phát triển của các loại thuốc mới, việc tăng sử dụng các thiết bị hỗ trợ phẫu thuật 3D, rô-bốt và sự bùng nổ của các dịch vụ y tế từ xa đều là sự phản ánh của nền kinh tế tri thức.