Ôn tập kiến thức hóa học 11 cánh diều bài 1: Mở đầu về cân bằng hóa học

Ôn tập kiến thức hóa học 11 cánh diều bài 1: Mở đầu về cân bằng hóa học. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. KHÁI NIỆM PHẢN ỨNG THUẬN NGHỊCH VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG

Phản ứng thuận nghịch là phản ứng hóa học trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.

Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. 

Đặc điểm: 

  • Cân bằng hóa học là một cân bằng động
  • Ở trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp diễn với tốc độ bằng nhau.
  • Ở trạng thái cân bằng, nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng không đổi.

II. BIỂU THỨC HẰNG SỐ CÂN BẰNG VÀ Ý NGHĨA

1. Biểu thức hằng số cân bằng

Với một phản ứng thuận nghịch bất kì, chẳng hạn:

aA + bB ⇌ mM + nN

Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có:

$\frac{[M]^{m}[N]^{n}}{[A]^{a}[B]^{b}}=K_{C}$

K$_{C}$ được gọi là hằng số cân bằng (tính theo nồng độ mol); giá trị KC chỉ phụ thuộc vào bản chất của các chất trong cân bằng và nhiệt độ.

2. Ý nghĩa của biểu thức hằng số cân bằng

K$_{C}$ rất lớn so với 1 thì phản ứng thuận càng chiếm ưu thế hơn, các chất ở trạng thái cân bằng chủ yếu là chất sản phẩm 

Ngược lại, K$_{C}$ rất nhỏ so với 1 thì phản ứng nghịch càng chiếm ưu thế hơn, các chất ở trạng thái cân bằng chủ yếu là chất ban đầu. 

III. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, NỒNG ĐỘ VÀ ÁP SUẤT ĐẾN CÂN BẰNG HÓA HỌC 

1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới cân bằng hóa học

Thí nghiệm 1 (SGK trang 11)

$2NO_{2}(g)\rightleftharpoons 2N_{2}O_{4}(g)$;           $\Delta _{r}H^{o}_{298}$ = -58 kJ

(màu nâu đỏ)  (không màu)

Ống nghiệm

(2)

(3)

Hiện tượng

Màu của khí trong ống nghiệm đậm hơn

Màu của khí trong ống nghiệm nhạt hơn

Giải thích

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

Thí nghiệm 2 (SGK trang 12)

CH$_{3}$COO$^{-}$ + H$_{2}$O  ⇌ CH$_{3}$COOH + OH$^{-}$

Hiện tượng và chiều chuyển dịch cân bằng:

Tác động

Tăng nhiệt độ

Giảm nhiệt độ

Hiện tượng

Màu dung dịch đậm hơn

Màu dung dịch nhạt hơn

Chiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịch)

Theo chiều thuận

Theo chiều nghịch

Chiều chuyển dịch cân bằng (tỏa nhiệt/thu nhiệt)

Theo chiều thu nhiệt

Theo chiều tỏa nhiệt

2. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nhiệt độ, nồng độ hay áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Tìm kiếm google: Ôn tập hóa học 11 CD bài 1: Mở đầu về cân bằng hóa học, ôn tập hóa học 11 cánh diều, lí thuyết trọng tâm hóa học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải hóa học 11 Cánh diều mới

CHỦ ĐỀ 6. HỢP CHẤT CARBONYL - CARBOXYLIC ACID


Copyright @2024 - Designed by baivan.net