[toc:ul]
I. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐ VÀ CÔNG THỨC PHÂN TỬ
- Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố có trong phân tử chất hữu cơ.
Ví dụ: Công thức phân tử của butane là C$_{4}$H$_{10}$. Trong mỗi phân tử butane có tỉ lệ số nguyên tử C : H là 2 : 5
- Công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) cho biết tỉ lệ tối giản về số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử một hợp chất hữu cơ.
Ví dụ: Propene có công thức đơn giản nhất là CH2
- Với hợp chất hữu cơ A có công thức đơn giản nhất là $C_{x}H_{y}O_{x}$, ta có:
- Tỉ lệ x : y : z dưới dạng tỉ lệ các số nguyên dương tối giản
- x : y : z = %C12,0:%H1,0:%O16,0
Với %C, %H, %O tương ứng là phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, O có trong hợp chất hữu cơ A, được xác định từ phân tích nguyên tố.
- Công thức phân tử cho biết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
Công thức đơn giản nhất là $C_{x}H_{y}O_{x}$ thì công thức phân tử có dạng ($C_{x}H_{y}O_{x}$)$_{n}$, với n nguyên, dương
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHÂN TỬ KHỐI CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ – KHỐI LƯỢNG (MS)
- Phổ khối lượng (MS) thường dùng để xác định phân tử khối của một hợp chất.
- Đối với các hợp chất đơn giản, mảnh ion phân tử ([M+]) thường ứng với mảnh có giá trị m/z lớn nhất.
Ví dụ:
Hình 10.1. Phổ MS của acetone
Từ phổ MS của acetone, xác định được ion phân tử [M$^{+}$] có giá trị m/z bằng 58, chứng tỏ acetone có phân tử khối bằng 58.