[toc:ul]
1. Vị trí đoạn trích
- Sau khi gặp Từ Hải hai lần, Kiều được Từ cứu thoát khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ. Đoạn trích này tiếp ngay sau cuộc đền ơn, trả oán của Kiều.
- Đoạn trích: từ câu 2419 đến câu 2450, thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc trong “Truyện Kiều”.
2. Bố cục: Chia làm 2 phần
- Phần 1: 18 câu đầu: Cuộc trò chuyện của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán.
- Phần 2: 14 câu còn lại: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.
1. Mười tám câu đầu: Cuộc trò chuyện của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán.
a. Tám câu đầu: Lời của Kiều
- Sự chuyển biến: “ân oán rạch ròi”
-> “bể oan đã vơi”
=> Kiều từ tận đáy cùng của xã hội với ân oán chất chồng, oan khiên không kể xiết giờ đã trả được ân, báo được oán, nỗi oan cũng đã vơi đi phần nào.
- Hành động “lạy”: hành động tất yếu của một người yếu thế vừa được giúp đỡ để lấy lại công bằng.
=> Cái lạy thể hiện sự biết ơn chân thành, sâu sắc của Kiều với Từ Hải – ân nhân của nàng.
- Lời nói:
+ Xưng hô “chút thân bồ liễu”
=> Kiều tự nhận mình là “thân bồ liễu” lại chỉ là một “chút”. Điều ấy cho thấy sự mong manh, yếu đuối; cũng là cách đề Kiều đề cao sức mạnh, tài năng của Từ Hải một cách khéo léo, tinh tế.
+ Hình ảnh sóng đôi, đối xứng “Chạm xương chép dạ”, “đềm nghì trời mây”
=> Ân tình của Từ Hải, Kiều khắc cốt ghi tâm, nhớ ơn mãi như khắc vào xương tủy, cho dù có phải đánh đổi tất cả cũng báo đáp nghĩa cao cả như trời mây của Từ.
=> Vẻ đẹp của Kiều: Là người phụ nữ ân oán rõ ràng – có ân trả ân, có oán báo oán; thông minh, khéo léo và sắc sảo trong cả suy nghĩ, lời nói và hành động.
b. Mười câu tiếp theo: Lời của Từ
- Lí do hành động của Từ:
+ Từ là “quốc sĩ” – người có tiếng tăm, có quyền thế; là “anh hùng”
=> Hành động giúp người yếu thế đòi lại công bằng là điều nên làm.
+ Từ coi Kiều là “tri kỉ”, là người một nhà
=> Việc của Kiều cũng là việc của chàng. Hơn nữa, Từ còn cảm kích tấm lòng và sự thủy chung mà Kiều dành cho chàng suốt từng ấy năm khi chàng chinh chiến lập công danh.
- Tình cảm của Từ dành cho Kiều:
+ “Xót nàng”: hiểu được tình cảnh của Kiều nên Từ xót xa, cảm thông và thương Kiều – thân gái dặm trường lênh đênh chìm nổi giữa sóng gió cuộc đời.
+ “Ta cam lòng”: Chỉ cần giúp Kiều hoàn thành sở nguyện Từ đã thấy vui vẻ, mãn nguyện và hạnh phúc.
=> Từ lí do, lời nói của Từ với Kiều cho thấy Từ Hải rất yêu thương, trân trọng Kiều. Chàng cố gắng bù đắp cho Kiều những gì mà nàng đã phải chịu thiệt thòi, trong khả năng mình có thể.
=> Có thể nói, quãng thời gian chung sống cùng Từ Hải là quãng đời êm đềm, hạnh phúc, sung sướng nhất trong 15 năm lưu lạc của Kiều.
2. Mười bốn câu còn lại: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.
- Hành động:
+ “Sửa tiệc quân trung” + hình ảnh “muôn binh nghìn tướng”: Sức mạnh của quân đội dưới trướng Từ Hải
=> Chỉ trong một thời gian ngắn, Từ đã hiệu triệu được sức mạnh của hàng nghìn vạn binh – vừa là lời hứa với Kiều, vừa cho thấy được tài năng hơn người của Từ.
+ “Thừa cơ trúc chẻ mái tan”: Nhân cơ hội, thừa thắng xông lên, Từ cùng binh sĩ đã liên tiếp thắng như thế trận chẻ tre.
=> Sức mạnh và tiếng tăm của Từ cũng vang xa theo từng trận đánh.
- Kì tích của Từ Hải:
+ “Triều đình riêng một góc trời”
+ “quan văn võ rạch đôi sơn hà”
+ “cơn gió quét mưa sa”
+ “đạp đổ năm thành cõi Nam”
=> Kì tích trước nay chưa bao giờ có của một người xuất thân bình thường như Từ Hải.
=> Tự Từ Hải làm nên sự nghiệp, lập nên cơ đồ của mình với triều đình, quan văn võ và một góc trời riêng.
- Thái độ của Từ Hải:
+ “Phong trần” – “Sá gì”
+ “Nghênh ngang” – “thiếu gì”
+ “Ai dám” – “hùng cứ một phương”
=> Sự ngang tàng, thách thức, tự tin vào bản thân: kể cả sức mạnh, phán đoán, lòng tin của binh lính dưới trướng và tài năng của mình.
=> Giành chiến thắng tuyệt đối trong mọi trận oanh tạc với kẻ thù.
=> Từ Hải hiện lên qua hành động và kì tích với lời của người kể chuyện là:
1. Nội dung – ý nghĩa
- Đoạn trích thể hiện sự biết ơn chân thành, tha thiết của Kiều với Từ Hải.
- Xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Từ Hải với lí tưởng, hành động và kì tích phi thường.
- Qua đoạn trích, tác giả đã gửi gắm ước mơ và quan niệm anh hùng trong thời đại phong kiến xưa.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.
- Vận dụng các hình thức lời thoại linh hoạt, tự nhiên.