Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 Cánh diều bài 3: Thực hành tiếng việt

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 Cánh diều bài 3: Thực hành tiếng việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul] 

I. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm :

- Ngôn ngữ nói: âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, được tiếp nhận bằng thính giác.

- Ngôn ngữ viết: được ghi lại bằng chữ viết, lưu giữ dưới dạng văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

2. Đặc điểm (Phát nội dung bảng phụ cho HS)

Đặc điểm

Ngôn ngữ nói

ngôn ngữ viết 

Tình huống giao tiếp

- Giao tiếp trực tiếp 

- Có sự đổi vai, phản hồi tức thời 

- Người nói ít có điều kiện gọt giũa,kiểm tra.

- Người nghe ít có điều kiện phân tích kĩ suy ngẫm 

- Phạm vi hep, tức thời 

- Giao tiếp gián tiếp

- Không có sự đổi vai

 

- Người viết có điều kiện gọt giũa,lựa chọn ngôn từ 

- Người đọc có điều kiện đọc lại,phân tích kĩ 

 

- Phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài .

Phương tiện cơ bản

Âm thanh

Chữ viết

Phương tiện phụ trợ 

Giọng điệu (ngữ điệu),nét mặt,cử chỉ điệu bộ …. của người nói .

Hệ thống dấu câu ,các kí hiệu văn tự,các hình ảnh minh hoạ,các biểu đồ sơ đồ,....

Từ,câu, văn bản 

Từ ngữ đa dạng,từ toàn dân,từ địa phương ,khẩu ngữ ,tiếng lóng ,biệt ngữ ….

- Câu linh hoạt về kết cấu, kiểu câu

- Văn bản không chặt chẽ và mạch lạc 

- Từ ngữ được lựa chọn, chính xác 

- Câu dài nhiều thành phần,mạch lạc,chặt chẽ 

- Văn bản mạch lạc, chặt chẽ 

*Chú ý:

- Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong các văn bản:

+ Truyện có lời thoại của các nhân vật 

+ Các bài báo ghi lại các cuộc phỏng vấn, tọa đàm các cuộc nói chuyện .

+ Biên bản các cuộc họp,hội thảo khoa học ,... được công bố.

→ Mục đích : Thể hiện ngôn ngữ nói 

→ Đặc điểm : 

  • Khai thác đặc điểm của ngôn ngữ nói 

  • Thường đã được sửa chữa,gọt giũa gần văn phong của ngôn ngữ viết gần văn phong của ngôn ngữ viết 

- Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói miệng trong các trường hợp:

+ Thuyết trình trước hội nghị bằng một bài báo cáo được viết sẵn .

+ Nói trước công chúng theo một văn bản …..

→ Đặc điểm 

+ Tận dụng ưu thế của ngôn ngữ viết (có suy nghĩ lựa chọn , sắp xếp ý ...)

+ Có sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói ( cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,ngữ điệu….)

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. BÀI TẬP 1

Đặc điểm ngôn ngữ nói được sử dụng: cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt và nét mặt với nhau:

+ Cử chỉ gồm: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.

+ Điệu bộ: cười nhạt.

+ Ánh mắt: lim dim.

+ Nét mặt: cười giòn giã (mặt cười đểu).

2. BÀI TẬP 2

Đoạn trích diễn đạt được đầy đủ ý của câu trong đoạn. Sử dụng những từ ngữ miêu tả trau chuốt, gợi hình, gợi cảm, nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật và sự việc đó, ở đây chính là ánh trăng tháng Giêng.

3. BÀI TẬP 3

a)

- Tình huống giao tiếp trong đoạn trích là cuộc nói chuyện giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Cách nói chuyện của Bá Kiến đầy khinh miệt, mỉa mai Chí vì nghĩ rằng Chí Phèo đến nhà ăn vạ và đòi tiền như thường lệ.

- Cách sử dụng từ ngữ mang tính ngôn ngữ đời thường, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

- Cách xưng hô: Chí xưng “tao” với bá Kiến; Bá Kiến xưng “tôi – anh” với Chí. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy được mối quan hệ chủ - tớ. Hơn nữa cuộc đối thoại này cũng chính là lời Chí tự nói với bản thân mình, đó là lời ăn năn, giãi bày, thú tội và nỗi khao khát của Chí.

b)

– Tình huống giao tiếp trong đoạn trích là cuộc đối thoại giữa thầy thơ và viên quản ngục khi nói về Huấn Cao. Quản ngục tỏ ra thán phục, ngưỡng mộ, cùng với đó là sự tiếc thương trước tài năng của Huấn Cao.

- Cách sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, kèm với từ ngữ biểu cảm.

- Cách xưng hô: Thầy thơ: không xưng, gọi quản ngục là “thầy”; Viên quản ngục: xưng “tôi” – dạ bẩm (2 lần). Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy đây là mối quan hệ (quan – lính), thể hiện sự cung kính.

4. BÀI TẬP 4

a. Lỗi Sai: Sử dụng khẩu ngữ (ngôn ngữ nói) trong viết văn – “thì”, “coi như”

- Sửa lại: Bỏ các từ khẩu ngữ, chỉ giữ lại nội dung cốt lõi

=> Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội tiêu cực thời bấy giờ.

b. Lỗi sai: Sử dụng khẩu ngữ (lời ăn tiếng nói hàng ngày) trong viết văn – “rất chất”, “cực kì luôn”

- Sửa lại: Thay thế khẩu ngữ bằng các từ khác có nghĩa tương đương.

=> Chí Phèo là một kiệt tác khiến độc giả say mê.

c. Lỗi sai: Sử dụng khẩu ngữ trong bài văn viết – “như vậy”, “cực kì”

- Sửa lại: Bỏ các khẩu ngữ, chỉ giữ lại nội dung cốt lõi.

=> Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí nhưng bên trong vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 Cánh diều bài 3: Thực hành tiếng việt, ôn tập ngữ văn 11 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net