[toc:ul]
1. Tác giả
- Hàm Châu (1943 - 2016) là một nhà văn, nhà báo chuyên viết về những tấm gương sáng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - nghệ thuật của Việt Nam.
- Ông được xem là sứ giả của giới khoa học Việt Nam. Các gương mặt khoa học xuất sắc quốc tế và Việt Nam đều được đúc vẽ qua ngòi bút của ông thật sống động và sâu sắc.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản được trích trong cuốn sách nhiều tập: Người trí thức quê hương.
- Đây là cuốn sách viết về những con người tiêu biểu cho phẩm chất trí tuệ Việt Nam.
- Nội dung đoạn trích: Viết về người thầy thông thái, lỗi lạc – một tấm gương sáng về học tập, thái độ của giáo dục Việt Nam – Tạ Quang Bửu
1. Chủ đề/Đề tài
- Đề tài của văn bản trên là: Tác phẩm viết về quan điểm, nghệ thuật sống và lối sống của Tạ Quang Bửu
- Bố cục của văn bản gồm 2 phần:
+ Phần 1: Nêu lên và làm sáng tỏ sự thông thái, uyên bác của Tạ Quang Bửu với rất nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục.
+ Phần 2: Đánh giá khái quát và nêu suy nghĩ của các nhân người viết với Tạ Quang Bửu, người được nói tới trong bài viết.
2. Mục đích và cách triển khai bài viết
- Mục đích: Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề Giáo sư Tạ Quang Bửu là một người tài giỏi, thông thái.
- Cách triển khai bài viết:
+ Tác giả Hàm Châu đã nêu lên những nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu với những lời nhận xét khách quan về ông:
Nhân vật | Vị trí |
Phó Giáo Sư Đặng Thái Hoàng | - Con trai của nhà văn, nhà giáo Đặng Thai Mai. - Tác giả cuốn “Lịch sử kiến trúc thế giới” |
Đồng chí Hoàng Xuân Tùy | Nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp |
Cụ Phan Bội Châu | Nhà chính trị lỗi lạc, một người con yêu nước, một trí thức hết lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc |
Giáo Sư Nguyễn Xiển | Người thầy dạy Toán kì cựu, một nhà hoạt động chính trị Việt Nam |
Giáo Sư Lê Văn Thiêm | Giáo sư Toán, một trong các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỉ XX |
Nô-am Chom-xki | Nhà Ngôn ngữ - Toán học, được tạp chí Mỹ Newsweek vinh danh là "một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX" |
Ông Nguyễn Xuân Huy | Người từng công tác cùng đơn vị với Tạ Quang Bửu |
Mi-ku-xin-xki | Nhà toán học người Ba Lan |
Phan Đình Diệu | Giáo sư, Tiến sĩ khoa học |
=> Các nhân vật được Hàm Châu đề cập đến đều có đặc điểm chung là người có học thức, tài cao, biết nhìn xa trông rộng.
+ Tác giả triển khai bài viết bằng cách liệt kê những câu chuyện có liên quan đến Tạ Quang Bửu. Đó là những hồi tưởng, những câu chuyện và đánh giá của người khác về ông làm căn cứ chứng minh vấn đề.
=> Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều về tình cách, quan điểm, thái độ của Tạ Quang Bửu với mọi việc trong cuộc đời, sự nghiệp của ông. Chính điều ấy làm tăng tính khách quan, thuyết phục người đọc tin vào vấn đề mà tác giả đề cập đến.
3. Thái độ, tình cảm của người viết
- “Nhà thông thái của chúng ta…”: tác giả gọi Tạ Quang Bửu là nhà thông thái thể hiện sự kính trọng của ông với bậc hiền tài.
- “Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc”: Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh bằng từ “ngừng làm việc” thay cho từ “đổ bệnh”.
=> Hàm Châu bày tỏ lòng tôn kính với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những giá trị tốt đẹp và những thành tựu mà Giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc thương vô bờ bến với sự ra đi của Giáo sư Tạ Quang Bửu.
1. Nội dung
Văn bản viết về sự thông thái của giáo sư Tạ Quang Bửu và những cống hiến của ông.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, logic.
- Dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục