Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 Cánh diều bài 4: Thực hành tiếng việt

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 Cánh diều bài 4: Thực hành tiếng việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul] 

I. LÝ THUYẾT

1. Các lỗi về thành phần câu

- Cấu tạo câu tiếng Việt gồm:

+ Thành phần chính (Chủ ngữ, vị ngữ)

+ Các thành phần phụ (Khởi ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, các thành phần biệt lập,…)

- Các lỗi thường gặp về thành phần câu:

+ Thiếu chủ ngữ: chủ yếu do người nói, người viết nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ.

+ Thiếu vị ngữ: chủ yếu do người nói, người viết nhầm thành phần biệt lập hay định ngữ là vị ngữ của câu.

+ Thiếu cả hai thành phần chính: chủ yếu do người nói, người viết nhầm thành phần biệt lập là vị ngữ và thành phần trạng ngữ là chủ ngữ.

2. Cách phát hiện và sửa lỗi:

- Đọc kĩ lại các câu trong bài

-> tìm nguyên nhân

  • Vấn đề khó, vượt hiểu biết của bản thân.
  • Câu sử dụng từ ngữ khó hiểu.
  • Câu thiếu thành phần chính.
  • Câu thiếu logic.

- Tìm biện pháp sửa lỗi

  • Bổ sung thành phần bị thiếu
  • Cắt bớt từ ngữ còn lại để đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu.

Thay đổi trật tự từ ngữ để một từ ngữ nhất định đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. BÀI TẬP 1

a.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu

- Sửa lại:

+ Bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ: Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao….

+ Thêm chủ ngữ mới vào ngay sau thành phần trạng ngữ: Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao cho ta thấy….

+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ chữ “Qua” ở đầu câu.

b.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu

- Sửa lại:

+ Thêm chủ ngữ mới vào ngay sau thành phần trạng ngữ: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, xã hội/thế giới đã tạo nên một hệ công dân….

+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “trong” ở đầu câu.

+ Thêm chủ ngữ mới cho câu bằng cách sắp xếp lại trật tự từ: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, một hệ công dân toàn cầu năng động, sáng tạo, có trách nhiệm và dễ dàng thích ứng trước mọi biến động của thời đại đã được tạo ra.

c.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu

- Sửa lại:

+ Thêm chủ ngữ mới vào ngay sau thành phần trạng ngữ: Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã thâu tóm…

+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “Với” ở đầu câu.

d.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu

- Sửa lại:

+ Bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ: Từ những ví dụ vừa dẫn, Hàn Mặc Tử đi vào thơ ca….

+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “Từ” ở đầu câu.

2. BÀI TẬP 2

a.

- Dạng lỗi: Thiếu chủ ngữ và vị ngữ

- Nguyên nhân: Nhầm thành phần phụ chú giải thích cho trạng ngữ thành nòng cốt câu

- Cách sửa:

+ Cách 1: Bỏ “Trong”, bỏ dấu phẩy sau “thời kì 1930 – 1945” để biến trạng ngữ thành chủ ngữ, thêm “là” để biến thành phần phụ chú thành vị ngữ.

=> Thời kì 1930 – 1945 là thời kì văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

+ Cách 2: Thêm chủ ngữ, biến thành phần phụ chú thành vị ngữ.

=> Trong thời kì 1930 – 1945, Việt Nam chứng kiến một giai đoạn văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

+ Cách 3: Biến thành phần phụ chú thành nòng cốt của câu.

=> Trong thời kì 1930 – 1945, văn học phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

b.

- Dạng lỗi: Câu thiếu vị ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: nhầm thành phần phụ chú giải thích cho chủ ngữ thành vị ngữ.

- Cách sửa:

+ Cách 1: Thêm vị ngữ cho câu

=> Hàn Mặc Tử, người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hòa nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, là tên tuổi lớn trong phong trào thơ Mới Việt Nam.

+ Cách 2: Biến thành phần phụ  chú thành vị ngữ bằng cách bỏ dấu phẩy sau “Hàn Mặc Tử”, thêm “là” trước thành phần phụ chú.

=> Hàn Mặc Tử là người đã đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hòa nhập thần điệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực.

c.

- Dạng lỗi: Thiếu vị ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: nhầm thành phần phụ chú giải thích cho chủ ngữ thành vị ngữ.

- Cách sửa:

+ Cách 1: Thêm vị ngữ cho câu

=> Chế Lan Viên, người triết lí bằng thơ và triết lí về thơ, một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hòa giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại, là gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ Mới Việt Nam

+ Cách 2: Biến thành phần phụ  chú thành vị ngữ bằng cách bỏ dấu phẩy sau “Chế Lan Viên”, thêm “là” trước thành phần phụ chú.

=> Chế Lan Viên là người triết lí bằng thơ và triết lí về thơ, một trong những người làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hòa giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại

d.

- Dạng lỗi: Câu thiếu vị ngữ

- Nguyên nhân: Nhầm thành phần định ngữ thành vị ngữ.

- Sửa lỗi: Thêm vị ngữ

=> Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng một cách thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tùy tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng tác động không nhỏ đến cách tư duy và hành xử của các em.

3. BÀI TẬP 3

+ a1. Câu thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

+ a2. Đúng

+ a3. Đúng

+ b1. Đúng

+ b2. Đúng

+ b3. Câu thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

4. BÀI TẬP 4

STT

Dạng lỗi

Ví dụ

Cách sửa

1

Thiếu chủ ngữ

Với tác phẩm “Chữ người tử tù” đã làm cho sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ngày càng nổi tiếng.

Thêm chủ ngữ cho câu.

2

Thiếu vị ngữ

Thuý Kiều, cô gái sắc nước hương trời, cô gái tài sắc vẹn toàn mà Nguyễn Du đã hết lời ca ngợi.

Thêm vị ngữ cho câu.

3

Thiếu chủ ngữ, vị ngữ

Trong thời kì văn học trung đại, thời kì mà văn học Hán Nôm phát triển rực rỡ nhất.

Bổ sung chủ ngữ và vị ngữ cho câu.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 Cánh diều bài 4: Thực hành tiếng việt, ôn tập ngữ văn 11 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net