[toc:ul]
1. Tác giả: Nguyễn Khải (1930 – 2008)
a. Cuộc đời, con người
- Quê: Người Nam Định
- Được rèn luyện và trưởng thành trong quân ngũ qua khai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
b. Sự nghiệp
- Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch.
- Nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985)…
- Chủ đề khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
- Vị trí: Ông là nhà văn có sức viết dồi dào, có một phong cách riêng, độc đáo đã góp cho nền văn học cách mạng.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.
- Hoàn cảnh ra đời: khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.
- Bố cục: chia thành 4 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em: Giới thiệu về cô Hiền.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “rút lui ngay”: Cô Hiền trong thời kì hòa bình lặp lại.
+ Phần 3: Tiếp theo đến “đại khái là như thế”: Cô Hiền trong thời kì chiến tranh chống Mĩ
+ Phần 4: Còn lại: Cô hiền trong những năm thời kỳ hòa bình, đổi mới.
1. Nhan đề “Một người Hà Nội”
+ Kết lắng lại những suy tư của tác giả về bà Hiền – một người Hà Nội tiêu biểu trong những người Hà Nội. Trong mắt nhìn của tác giả, bà Hiền là biểu tượng của đất Hà thành, một thế hệ mang đậm “chất kinh kì” còn ở lại cùng Hà Nội hôm nay.
+ Tác giả muốn khắc đậm bản lĩnh cốt cách người Hà Nội.
+ Kích thích trí tò mò, hứng thú của độc giả vừa thể hiện những suy tư của tác giả
2. Nhân vật
a. Nhân vật cô Hiền
* Lai lịch: Gốc Hà Nội, có nhan sắc, thông minh, gia đình nề nếp, yêu văn chương
* Nếp sống thanh lịch dù thời cuộc có đầy biến động
- Hôn nhân: Nghiêm túc, thực tế
- Sinh con: Có ý thức trách nhiệm.
- Quản lý gia đình: Chủ động, tự tin trong vai trò của người mẹ, người vợ.
- Dạy con: Chú ý đến ″văn hóa của người Hà Nội″
- Cách sinh hoạt: không thay đổi trước biến động của thời cuộc.
* Phẩm chất:
- Thông minh, tỉnh táo và thức thời:
+ Năm 1956, bán một trong hai ngôi nhà cho người kháng chiến ở.
+ “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”.
+ Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ: tôn trọng danh dự của con, bằng lòng cho con ra trận.
→ Là người giàu lòng tự trọng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
+ Ứng xử với chính sách cải tạo tư sản của nhà nước.
- Có đầu óc thực tế, sự trung thực, thẳng thắn:
+ Không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng, không có cái lãng mạn hay mơ mộng viển vông.
+ Đã tính là làm, đã làm là không để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ => bản lĩnh, có lập trường.
+ Đi lấy chồng: dù giao du rộng nhưng chọn làm vợ một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ => cả Hà Nội “kinh ngạc”.
+ Tính toán cả chuyện sinh đẻ sao cho hợp lí, đảm bảo tương lai con cái.
+ Nhận ra niềm vui hơi quá mức và có phần thỏa mãn của con người sau chiến thắng.
→ Trầm tĩnh, từng trải và tỉnh táo, không bị cuốn theo tâm lí đám đông..
+ Khi cháu là cán bộ cách mạng về chơi, chồng và con gọi là “đồng chí”, bà nhắc nhở phải gọi là “anh Khải” ⇒ biết nhìn nhận mọi việc theo đúng bản chất, thức thời nhưng không xu thời.
+ Khi cháu – người cách mạng hỏi về cuộc sống mới khi giải phóng, bà nhận xét thẳng thắn, sắc sảo, không giấu diếm.
- Trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hoá người Hà Nội:
+ Ở lại Hà Nội, không đi sơ tán
→ Có tình yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội, dù mọi người sơ tán nhưng cô cùng những người bạn của mình vẫn cố gắng bám trụ để giữ Hà Nội, sống cùng Hà Nội bởi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc đời cô.
+ Dặn dò bọn trẻ: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”
+ Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”.
=> Là hạt bụi vàng của Hà Nội: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng
=> biểu tượng của vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hoá Hà Thành.
b. Nhân vật người kể chuyện
- Xưng “tôi” – “đồng chí Khải”, là “anh Khải” – truyện được kể ở ngôi thứ nhất, qua điểm nhìn, nhận định của nhân vật “tôi”
=> Tăng tính chân thật, sức hấp dẫn cho câu chuyện.
- Lai lịch:
+ Một người lính cụ Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô.
+ Là cháu – họ hàng xa của nhân vật cô Hiền.
=> người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc; cảm nhận những việc được và chưa được trong thời kì cải tạo tư sản, khôi phục kinh tế ở miền Bắc.
=> Có biết bao chiêm nghiệm, suy tư về lẽ đời trong thời kì đổi mới.
- Tính cách, phẩm chất:
+ Yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
+ Có ý thức khẳng định kinh nghiệm cá nhân, giỏi quan sát, ưa triết luận, có óc hài hước và cái nhìn nhân hậu
=> Cái nhìn lịch lãm, sâu sắc, thiên về kể, ít tả và kể bằng phân tích, bình luận, kể bằng những gì mình đã chứng kiến, trải qua, đã nghiệm thấy
=> Cách kể chuyện vừa thân tình vừa hóm hỉnh nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân bằng một giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý cùng ngôn ngữ vừa giản dị vừa giàu ngụ ý và triết lý.
3. Hình ảnh, chi tiết đặc sắc
a. Hình ảnh “một hạt bụi vàng”
- Cô Hiền được ví như “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!”
– Ý nghĩa:
+ Hạt bụi vàng là hình ảnh một vật nhỏ bé, khiêm nhường mà cao đẹp, quý báu. Những hạt bụi vàng như thế hợp lại thành ánh vàng chói sáng, đó chính là phẩm giá đã thành bản sắc Hà Nội, thành truyền thống của người Hà Nội nghìn năm văn hiến.
+ Là hình ảnh so sánh đặc sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao, trong đó có sự đối lập mà thống nhất giữa thân phận và giá trị, biểu hiện được mối gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, chứa đựng niềm trân trọng và tự hào của tác giả.
b. Câu chuyện “cây si cổ thụ”
- Câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh được cô Hiền kể lại cho Khải – người cháu họ xa, cũng là người kể chuyện nghe vào một lần ghé thăm.
- Ý nghĩa:
+ Câu chuyện về cây si cổ thụ đã nói lên quy luật bất diệt của sự sống: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.
+ Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, “bị nhiễm bệnh” nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.
1. Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.
- Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lí.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
2. Nội dung
Một người Hà Nội” Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở